Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Hạnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
Dòng 12:
 
Ông lập gia đình khi 23 tuổi<ref>http://vtc.vn/13-245919/giai-tri/chuyen-tinh-dam-nuoc-mat-cua-lao-nong-tran-hanh.htm</ref>, vợ ông là hàng xóm cùng ngõ Phát Lộc (Hàng Bạc, Hà Nội), được được bà nội sắp xếp. Dù đã vợ con nhưng không sao bỏ được những buổi "chơi" kịch cùng với ban kịch Thanh niên Hà Nội. Khi mọi người vào học khóa đầu tiên đào tạo diễn viên chính quy của trường Sân khấu thì ông đành phải rẽ ngang về Đoàn kịch Hà Nội bởi lý do duy nhất là phụ cấp ở đó cao hơn 10 đồng.
 
Ông đã có được những vai diễn xuất sắc trên sân khấu [[Nhà hát Kịch Hà Nội]] với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc. Thời hoàng kim của ông là cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ trước, khi vào vai [[Nguyễn Trãi]] trong vở kịch thơ [[Lam Sơn tụ nghĩa]](huy chương vàng Liên hoan Kịch toàn quốc), đảm nhận một vai chính trong vở "Tiền tuyến gọi" hay trong "Âm mưu và tình yêu" được dựng bởi đạo diễn [[Nguyễn Đình Nghi]]. Trong tập sách [[Người Hà Nội]], [[Lưu Quang Vũ]] viết: “Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội”<ref>http://maivang.nld.com.vn/20110721120849879p1140c1135/phong-tang-nsnd-nsut-dung-bo-quen-ho.htm</ref>. Tổng Bí thư Trường Chinh đã tìm ông và khen ông đóng Âm mưu và tình yêu: “anh đóng hay lắm, tôi không biết dùng từ thế nào nhưng có thể nói là nó rất lãng mạn”.
 
Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 1982-1984<ref>http://laodong.com.vn/San-khau-Dien-anh/Xot-long-cuoc-song-khon-kho-cua-NSUT-Tran-Hanh/111406.bld</ref>.
 
Ông về hưu rời Nhà hát Kịch Hà Nội năm 1989. Khởi nghiệp bằng sân khấu kịch và đoạt giải thưởng trong một số Liên hoan sân khấu Toàn quốc nhưng Trần Hạnh lại được công chúng biết đến nhiều qua các vai diễn trong phim truyền hình.
 
Trong đóng phim, vai đầu tiên của ông vai nam chính cho phim Chiếc bình tiền kiếp của Đạo diễn [[Nguyễn Hữu Phần]]. Sau đó là hàng loạt phim khác, như Tướng về hưu, Hãy tha thứ cho em, Cỏ lau, Người đàn bà thứ hai, Làng nổi…
 
Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim "[[Cuốn sổ ghi đời]]" của đạo diễn [[Tất Bình]].
 
Ở Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11 - 1996, ông đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim Nước mắt đàn bà (ban tổ chức không gửi giấy mời ông tới nhận giải). Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng Cống hiến cho vai diễn của ông trong phim Ngõ lỗ thủng, đạo diễn Quốc Trọng.
Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim "[[Cuốn sổ ghi đời]]" của đạo diễn [[Tất Bình]].
 
Những vai diễn của ông đã đi vào lòng công chúng với vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác mặc dù ông là người Hà Nội gốc.