Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tú Thành tự thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: Nông thông → nông thôn
n Reverted to revision 11207204 by Dhgtvt171: loi bot. (TW)
Dòng 34:
Năm 1960, [[Quách Mạt Nhược]] viết lời tựa cho '''Trung vương Lý Tú Thành tự thuật hiệu bổ bản''' do Trung Hoa Thư Cục xuất bản, cho biết: “Tự thuật mà nhà họ Tằng ở Tương Hương, Hồ Nam cất giữ, do tứ thiếu gia Tằng Chiêu Hoa nắm giữ, (người này) đã mất vì tai nạn máy bay trên đường từ [[Hương Cảng]] đi [[Bangkok]].” Rồi than rằng: “Nguyên cảo nếu được ông ta mang theo bên mình, ắt không còn xuất hiện trên thế gian nữa rồi!” Bản này có 74 tờ, 36100 chữ.
 
Năm 1963, chắt của Tằng Quốc Phiên là Tằng Ước nôngNông thônthông qua Thế Giới Thư Cục ở [[Đài Loan]] công bố những bức ảnh chụp Lý Tú Thành tự thuật Nguyên cảo. Bản này chỉ có 74 tờ, hơn 33300 chữ, hành văn liên tục, không sang dòng, chia đoạn, chưa có kết thúc. Ngày nay, những bức ảnh này được bảo quản bởi Quốc Lập Cố Cung Bác Vật viện ở Đài Loan.
 
===Nếu là thật: Tằng Quốc Phiên đã cắt bỏ, sửa đổi bao nhiêu?===
Lý Tú Thành trước khi mất đã viết bao nhiêu chữ, đến nay vẫn còn bí mật. Tuy nhiên các sử liệu đều chỉ ra Nguyên cảo phải có từ 3 vạn <ref>Lâm Lý Biên, sách đã dẫn - Thư trát, Quyển 24, Tằng Quốc Phiên trả lời thư của Tiền Ứng Phổ: “Ngụy Trung vương, ở trong tù ngục viết Thân cung đến hơn 3 vạn chữ…”</ref> đến 5 vạn chữ. <ref>Lâm Lý Biên, sách đã dẫn - Gia huấn, Quyển hạ, Tằng Quốc Phiên gởi thư cho Tằng Kỷ Trạch vào ngày 7 tháng 7, chép: “Ngụy Trung vương tự viết lời khai (Nguyên văn: Thân cung) nhiều hơn 5 vạn chữ, trong 2 ngày phải xem cho xong, nhằm tra xét những chỗ sai lầm, mỏi hết cả mắt. Ngay sau đó tâu lên đầy đủ hình thức xử trị những tên tù [[Hồng Tú Toàn|Hồng]], [[Lý Tú Thành|Lý]]. Tên tù Lý vào ngày 6 đã chánh pháp, bản cung (Nguyên văn: Cung từ) cũng sao gởi cho Quân cơ xứ”.</ref> <ref>Triệu Liệt Văn, sách đã dẫn, ngày 6 tháng 7 (Âm lịch): “Tên tù ngụy Trung Lý Tú Thành đền tội. Hắn viết Thân cung 5, 6 vạn chữ…”</ref>
 
Năm 1936, nhà nghiên cứu Thanh sử là [[Mạnh Sâm]] viết lời tựa cho ấn bản bằng ảnh '''Lý Tú Thành cung''' của [[Đại học Bắc Kinh]], đã lưu ý rằng, có thể bản Tự thuật của Lý nhắc đến vài tin đồn lúc bấy giờ: bộ hạ dưới quyền đã khuyên Tằng Quốc Phiên nhân lúc triều đình suy yếu mà làm phản, thì có thể chiếm được toàn bộ khu vực phía nam Trường Giang trở đi; hoặc khuyên Tằng, vốn thuộc dân tộc Hán, chống lại chính quyền của dân tộc Mãn. Trong bài giảng tại Đại học Bắc Kinh, Mạnh cho rằng việc Tằng cắt bỏ nhiều chữ như vậy là rất khó biện giải.