Khác biệt giữa bản sửa đổi của “John Knox”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 39 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q189937 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 37:
 
==Khổ sai trên tàu Pháp, 1547 - 1549==
Mục vụ Tuyên úy của Knox trong Lâu đài St Andrew kéo dài không bao lâu. Vụ ám sát Hồng y Beaton kiến Nhiếp chính [[James Hamilton]] giận dữ. Ông yêu cầu [[người Pháp]] trợ giúp để chiếm lại lâu đài.<ref>{{Harvnb|Brown|1895|p=79, Vol. I}}</ref> Ngày [[29 tháng 6]] năm 1547, 21 chiến thuyền (''galley'') Pháp dưới quyền chỉ huy của Leone Strozzi, tu viện trưởng Capua, bao vây lâu đài. Ngày [[31 tháng 7]] những người trong lâu đài bị buộc phải đầu hàng. Những nhà quý tộc [[Tin Lành|Kháng Cách]] và những người khác, trong đó có Knox bị bắt làm tù binh và đưa vào đội chèo thuyền.<ref name="Percy59">{{Harvnb|Percy|1964|p=59}}</ref> Những nô dịch này trên các chiến thuyền Pháp bị xích vào chỗ ngồi, chèo thuyền suốt cả ngày mà không được phép thay đổi tư thế đưới sự giám sát của quân lính với roi vọt trong tay.<ref>{{Harvnb|MacGregor|1957|pp=45–47}}</ref> Họ đến [[Pháp]], theo dòng sông [[Sông Seine|Seine]] tới [[Rouen]]. Trong số các nhà quý tộc nô dịch trên thuyền, có những người gây ấn tượng đáng kể trên Knox như William Kirkcaldy và Henry Balnaves. Những người này bị giam giữ trong các lâu đài dùng làm nhà tù ở Pháp,<ref name="Percy59"/> Knox và những người còn lại tiếp tục hành trình đến [[Nantes]], rồi trú đông ở [[Loire (tỉnh)|Loire]].
 
Mùa hè năm [[1548]], đoàn thuyền trở lại [[Scotland]] để trinh sát các chiến thuyền Anh. Lúc ấy, trong điều kiện sống khắc nghiệt của người tù khổ sai sức khỏe của Knox suy giảm nghiêm trọng . Knox mắc bệnh nặng đến nỗi các bạn tù lo lắng cho tính mạng của ông. Song, theo lời Knox kể lại, tâm trí ông vẫn sáng suốt, tiếp tục khích lệ bạn tù với niềm hi vọng sẽ sớm được phóng thích. Khi đoàn tàu cập bến khoảng giữa St Andrews và Dundee, ngọn tháp nhà thờ giáo xứ nơi Knox từng thuyết giảng hiện ra trong tầm mắt. James Balfour, một bạn tù, hỏi xem ông có nhận ra tháp chuông ấy không, Knox trả lời,