Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quyền chọn (tài chính)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 40 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q187860 Addbot
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
== Quyền chọn mua ==
Quyền chọn mua là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền, (nhưng không bị bắt buộc,) mua một loại tài sản nào đó (tài sản có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặc là một món hàng hóa nào đó) với một giá đã được định trước (''strike price'') trong một thời gian đã định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn mua, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn mua. Người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán quyền một khoản phí giao dịch (''option premium''). Người nắm giữ quyền chọn mua (''call option holder'') sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn mua sẽ phải có nghĩa vụ phải bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn mua. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường giảm...) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng).
 
== Quyền chọn bán ==
Quyền chọn bán là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền, (nhưng không bị bắt buộc,) bán một loại tài sản nào đó (tài sản có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặc là một món hàng hóa nào đó) với một giá đã được định trước trong một thời gian đã định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn bán, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí giao dịch. Người nắm giữ quyền chọn bán (''put option holder'') sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn bán sẽ phải có nghĩa vụ phải mua tài sản đó từ người nắm giữ quyền chọn bán. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường tăng...) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng).
 
== Quyền chọn châu Âu và quyền chọn Hoa Kì ==
Sự khác biệt cơ bản giữa quyền chọn châu Âu và quyền chọn Hoa Kì là thời điểm quyền chọn được thực hiện.
 
* Quyền chọn châu Âu (''European option'') - chỉ có thể được thực hiện vào đúng kì hạn (expiry date), tức là vào một ngày đã được định trước.
* Quyền chọn Hoa KìMỹ (''American option'') - có thể được thực hiện vào bất kì lúcngày giao dịch nào trước hoặc cùng ngày hết hạn.
* Quyền chọn Bermuda (''Bermudan option'') – có thể được thực hiện vào những ngày đã định rõ cùng hay trước này đáo hạn.
* Quyền chọn châu Á (''Asian option'') – quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc trong một khoảng thời gian định trước.
* Quyền chọn rào cản (''Barrier option'') – quyền chọn với đặc trưng chung là giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng ("rào cản") nhất định trước khi quyền này có thể được thực hiện.
* Quyền chọn kép (''Binary option'') – Một dạng quyền chọn tất cả hoặc không gì cả ("được ăn cả ngã về không"), trong đó việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị diễn ra nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện đã xác định trước vào lúc đáo hạn, còn nếu không thì nó đáo hạn mà không có giá trị gì.
* Quyền chọn kỳ cục (''Exotic option'') – mọt phạm trù rộng các quyền chọn, có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp<ref>{{Citation | last = Fabozzi | first = Frank J. | year = 2002 | title = The Handbook of Financial Instruments (Page. 471) | place = New Jersey | publisher = John Wiley and Sons Inc | edition = 1 | isbn = 0-471-22092-2}}</ref>.
* Quyền chọn vani (''Vanilla option'') – bất kỳ quyền chọn nào không phải là kỳ cục (exotic).
 
==Lợi nhuận==
Với cả hai quyền chọn trên cơ bản (kiểu Mỹ hay châu Âu), lợi nhuận (pay-off) khi quyền chọn được thực hiện được tính bằng:
 
:max[(S-K), 0] ; cho quyền chọn mua
:max[(K-S), 0] ; cho quyền chọn bán
 
với S là giá giao ngay (''spot price'') của tài sản gốc và K là giá điểm (''strike price'').
 
==Ghi chú==
{{reflist}}
{{sơ khai}}