Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Xuân Vinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Huy (thảo luận | đóng góp)
Huy (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 67:
|ngày=30 tháng 12 năm 2007
|ngày truy cập= 12 tháng 4 năm 2013}}
</ref> là một [[vận động viên]] [[bắn súng]] của [[Việt Nam]]. Năm 2001, anh giành 1 huy chương vàng đồng đội tại [[Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2001|SEA Games 21]]. Kết thúc [[Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003|SEA Games 22]], anh giành một huy chương vàng cũng nội dung như trên. Tại [[Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007|SEA Games 24]], anh đoạt thành tích cá nhân tốt với ba huy chương vàng. Ðến [[Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2009|SEA Games 25]], năm 2009, Hoàng Xuân Vinh cũng lập công đầu,anh giành Huy chương vàng đầu tiên của bắn súng Việt Nam tại đại hội thể thao Đông Nam Á năm đó. Và tại [[Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011|SEA Games 26]], anh đoạt một huy chương vàng súng ngắn ổ quay 25m và một huy chương vàng súng ngắn hơi, một huy chương bạc. [[Đại hội Thể thao châu Á 2010|ASIAD 16 năm 2010]], anh chỉ đứng thứ 13 chung cuộc ở nội dung 25 m súng ngắn ổ quay.
 
Đầu năm 2012 tại giải bắn súng vô địch Châu Á 2011, anh đã đạt chuẩn Olympic và chính thức có một suất dự Olympic 2012. Đây là lần đầu tiên một xạ thủ Việt Nam dự Olympic vượt qua vòng loại.<ref>Trước khi Hoàng Xuân Vinh có một suất dự Olympic bằng cách vượt qua vòng loại, bắn súng Việt Nam có một bề dày dự Olympic với tư cách là Vận động viên khách mời. Năm 1980, lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic tại Moskva, thì xạ thủ Nguyễn Quốc Cường đã góp mặt với tư cách VĐV được mời. Kể từ đó, Việt Nam luôn góp mặt các kỳ Thế vận hội nhờ những suất đặc cách giành cho những nền thể thao chưa phát triển, không có VĐV đủ lực hoặc điều kiện tham dự vòng loại trực tiếp.</ref><ref> Minh Hà (16 tháng 1 năm 2012). [http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/cac-mon-khac/xa-thu-hoang-xuan-vinh-lan-dau-dat-chuan-olympic-1471143.html Xạ Thủ Hoàng Xuân Vinh lần đầu đạt chuẩn Olympic] ''Báo điện tử VnExpress''. Truy cập 19 tháng 4 năm 2013.</ref>
Dòng 96:
 
Năm 1998, tại giải bắn súng toàn quân đội, Vinh chiếm lĩnh vị trí quán quân, được gọi là tay súng "trăm phát trăm trúng"<ref name="cand">Hải Minh (31 tháng 8 năm 2012). [http://cstc.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=183824 Hai phát đạn định mệnh trong đời chàng xạ thủ cận thị] ''Báo Công An Nhân Dân điện tử.'' Truy cập 15 tháng 4 năm 2013.</ref>. Vì vậy,
năm 1999, [[Đội bóng đá Thể Công|Câu lạc bộ Quân đội]] xin Vinh về. để rồi chưa đầy một năm sau, anhAnh được gọi vào đội tuyển quốc gia khi đã 26 tuổi và chính thức chia tay chức vụ sĩ quan chỉ huy<ref name=tn1>
{{chú thích báo
|tác giả= Lan Phương
Dòng 122:
</ref>.
 
Tại Asiad 16, Vinh đã khiến ban huấn luyện lẫn phóng viên theo dõi. Ở loạt bắn 10 viên đầu tiên, anh bắn được 97 điểm, chỉ thiếu 3 điểm là đạt điểm số tuyệt đối. Sang 2 loạt tiếp theo, thành tích của anh còn tốt hơn khi được 99 điểm.
 
Sau 3 lượt đầu tiên của nội dung bắn chậm, với 872 điểm, vận động viên bắn súng Việt Nam vẫn đứng vị trí đầu tiên, và đứng trên các vận động viên của CHDCND Triều Tiên và chủ nhà Trung Quốc. Sang loạt bắn nhanh, Xuân Vinh tiếp tục xuất phát ấn tượng với tổng điểm là 99 điểm ở 10 viên đầu tiên. Thế nhưng, anh đã bắt đầu trạng thái mất bình tĩnh ở 10 viên tiếp theo khi chỉ được 97 điểm. Dù đã có đến 2 điểm 8 ở loạt bắn cuối cùng nhưng đến trước viên thứ 10 quyết định, điểm số của anh vẫn hơn đối thủ đến 4 điểm. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra, trong khi các đối thủ ghi những điểm 10 quan trọng, Vinh vừa nâng tay lên chưa kịp ngắm thì một tiếng nổ chát chúa vang lên. Mọi người chỉ thấy Vinh ngơ ngác, hai tay ôm súng mắt thất thần. Thực tế, không phải súng hỏng mà do Vinh đã mất bình tĩnh, bóp cò sai mục tiêu. Kết quả, từ vị trí quán quân Xuân Vinh phải nhận vị trí 13 chung cuộc. Và sau đó anh cùng đồng đội trắng tay huy chương đồng đội.