Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Boeing B-47 Stratojet”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n →‎Các phi vụ chiến lược: clean up, replaced: xoay sở → xoay xở using AWB
Dòng 193:
Các hoạt động chiến lược của 2.000 chiếc B-47 đòi hỏi phải có 800 chiếc [[máy bay tiếp dầu]] [[KC-97 Stratotanker]]. Trong một phi vụ trinh sát RB-47H tiêu biểu kéo dài 9.360 km (5.200 hải lý), chiếc máy bay sẽ cất cánh từ [[Thule]], [[Greenland]] bay qua [[biển Kara]] đến [[Murmansk]] rồi quay về chỉ để thấy Thule chịu đựng thời tiết xấu, buộc chuyến bay phải chuyển hướng từ điểm tiếp nhiên liệu/quyết định gần bờ biển Đông Bắc Greenland đến một trong ba điểm thay thế có khoảng cách tương đương: [[Goose Bay]], Labrador, [[Luân Đôn|London]], hoặc [[Fairbanks, Alaska]]. Năm chiếc KC-97 tại căn cứ Thule cần có để hỗ trợ phương án này. Hai chiếc dự phòng trên mặt đất và một chiếc dự phòng trên không nhằm đảm bảo hai lần tiếp thêm 9.090 kg (20.000 lb) nhiên liệu ở vị trí cách Thule 965 km (600 dặm). Những chiếc máy bay chở dầu quay trở lại Thule để đổ nhiên liệu và lại thực hiện chuyến bay lần nữa để đón chiếc RB-47H quay trở về sáu giờ sau đó nhằm tiếp thêm một lần nhiên liệu trên không.
 
Vào ngày [[8 tháng 5]] năm [[Hàng không năm 1954|1954]], sau một phi vụ [[trinh sát]] tối mật bên trên [[bán đảo Kola]], một máy bay trinh sát RB-47E thuộc Không đoàn Trinh sát 91 của Sư đoàn Không quân 4 tháo chạy từ lãnh thổ [[Liên Xô]] về phía Tây trong khi bị ba [[máy bay tiêm kích]] [[máy bay phản lực|phản lực]] [[Xô viết|Xô Viết]] [[Mikoyan-Gurevich MiG-17|MiG-17]] đuổi bắt. Những chiếc máy bay tiêm kích Xô Viết đã tìm cách tiêu diệt chiếc RB-47E bằng các khẩu súng của chúng trên không phận Liên Xô và [[Phần Lan]], nhưng chiếc máy bay RB-47E bị hư hại đã xoay sởxở thoát ra đến [[Thụy Điển]] rồi quay về [[Căn cứ Không quân Hoàng gia Anh Fairford]] ở [[Gloucestershire]], [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] nơi nó cất cánh, nhờ tốc độ tối đa và bán kính chiến đấu lớn hơn đáng kể so với các máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết. Đây là phi vụ đầu tiên mà một máy bay phản lực trang bị máy móc hình ảnh hiện đại được Hoa Kỳ sử dụng để trinh sát quân sự. Sự kiện này được tất cả các bên liên quan giữ tuyệt mật.
 
Vào ngày [[1 tháng 7]] năm [[Hàng không năm 1960|1960]], một chiếc [[Mikoyan-Gurevich MiG-19|MiG-19]] của [[Lực lượng Phòng không Xô viết|Phòng không Liên Xô]] (PVO Strany) đã bắn rơi một chiếc máy bay trinh sát RB-47H (số hiệu 53-4281) bên trên không phận quốc tế tại [[biển Barents]] với bốn thành viên của đội bay thiệt mạng và hai người bị phía Xô Viết bắt giữ rồi được thả ra vào năm [[1961]]. Phi công phụ tường thuật rằng chiếc MiG-19 đã gây nhiễu hệ thống radar MD-4 FCS của họ khiến chiếc RB-47H không thể tự bảo vệ.