Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luật hình sự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 51 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q146491 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 10:
Những bộ luật sau đó như Thập Nhị Bảng (Twelve Tables) của đế chế La Mã đã có chuyển biến trong việc phân biệt tuy chưa rõ ràng. Ví dụ, tội ăn trộm là một sự sai trái dân sự. Đánh người và cướp có bạo lực được xem như là xâm phạm tài sản. Phạm các luật này thì phải bị phạt vạ (phạt tiền).
 
Những tín hiệu của sự phân biệt về án hình sự và án dân sự được nổi lên trong cuộc xâm chiếm [[Vương quốc Anh|Vương Quốc Anh]] năm 1066 của bộ tộc Norman (bộ tộc ở vùng [[Normandie|Normandy]], [[Pháp]] ngày nay). Về sau, khi phong trào Hậu Trí Thức Tây Ban Nha (xem Alfonso de Castro) lan sang Âu Châu, khái niệm thần học về '''Sự Trừng Phạt Của Thượng Đế lên những tâm hồn tội lỗi''' (luật ở thượng giới) được mang đưa vào giới luật (canon law) trước. Sau đó, khái niệm này được vay mượn đưa vào nhân luật (secular law) thành ra luật hình sự để trừng trị các hành vi phạm tội của con người.
 
Tuy vậy, phải đến thế kỷ 18, khái niệm về hình luật - trong đó bộ phận tòa án đóng vai trò bảo vệ công lý - được phát triển rõ rệt khi các quốc gia ở Âu châu thành lập lực lượng cảnh sát. Từ đó, luật hình sự (hình luật) đã nhanh chóng hình thành. Luật hình sự đã giúp hoàn thiện các cơ chế thực thi luật pháp của lực lượng cảnh sát và giúp lực lượng này trở thành một bộ phận thiết yếu của nhà nước phương Tây.
Dòng 75:
'''Lịch sử luật quy trình tố tụng'''
 
Thời [[trung Cổ|trung cổ]], các quan chỉ xét xử các tội phạm bị bắt tại trận hoặc các tội phạm bị tố cáo bởi nạn nhân hoặc nhân chứng. Nếu không bị bắt tại trận hoặc không bị ai tố cáo, phạm nhân sẽ mãi mãi ở ngoài vòng pháp luật. Hệ thống thời trung cổ này có nhiều điểm yếu vì phải lệ thuộc vào đơn tố cáo và hơn nữa, hình phạt cho việc làm chứng dối và vu cáo rất nặng nề khiến người ta hoặc không dám tố cáo, hoặc chỉ dùng đơn nặc danh. Tuy nhiên đơn nặc danh không có giá trị pháp lý.
 
Khoảng thế kỷ 13, lúc khái niệm ''quốc gia'' và ''nhà nước'' còn chưa hình thành và giáo hội còn quyền lực rất mạnh, [[Giáo hoàng|Giáo Hoàng]] Innocent Đệ Tam ban các sắc lệnh cải tổ hệ thống xét xử của giáo hội theo đó ''hệ thống thẩm tra'' lần đầu tiên được thiết lập. Theo đó cơ quan điều tra của giáo hội (tòa Đức Thánh Thần - ''ecclesiastical court'') có thể thẩm vấn các nhân chứng và mở các cuộc điều tra không cần đơn tố cáo. Nếu kết quả điều tra cho thấy có cơ sở kết tội, thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố.
 
Suốt nhiều thế kỷ sau đó, các quốc gia từ chỗ hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình qua việc ban hành các đạo luật đến việc ban hành các luật về quy trình tố tụng dân sự lẫn hình sự đã tạo một điểm son nổi bật cho ngành tư pháp [[Châu Âu]].