Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Cung Thánh Mẫu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q6951225 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:Bàn thờ mẫu Thượng Ngàn.jpg|nhỏ|250px|phải|bàn thờ mẫu Thượng Ngàn]]
'''Lâm Cung Thánh Mẫu''' (林宮聖母) hay '''Mẫu Thượng Ngàn''' hoặc '''Bà Chúa Thượng Ngàn''' là một trong ba vị mẫu được thờ cúng tại [[điện Mẫu]], cạnh đình, chùa của [[người Việt]], chủ yếu ở miền bắc và miền trung [[Việt Nam]]. Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là [[Liễu Hạnh công chúa|Mẫu Liễu Hạnh]] và [[Thủy cung Thánh Mẫu|Mẫu Thoải]] hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của [[người Việt]]. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng tam phủ hay tứ phủ.
==Truyền thuyết==
Bà là con gái của [[Sơn Tinh]] (tức [[Tản Viên Sơn Thánh]]) và công chúa [[Mỵ Nương]] (trong [[truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh]] cả hai cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái [[Hùng Vương|vua Hùng]]). Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là '''La Bình'''.
===Học tập===
La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, ông đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng [[lúa]] nương đến việc đắp [[ruộng bậc thang]], trồng [[lúa|lúa nước]] v.v. hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.
 
Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc ...
Dòng 10:
===Cai quản===
[[Tập tin:ChuabaidinhcoB6.jpg|nhỏ|phải|250px|Động tối ở [[chùa Bái Đính]] ([[Ninh Bình]]), nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn]]
Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của [[Ngọc Hoàng Thượng đế|Ngọc Hoàng]] Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước [[Việt Nam|Nam]].
 
Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...
Dòng 27:
Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa.
 
Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ [[khởi nghĩa Lam Sơn]], lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân [[nhà Minh|Minh]] kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở [[núi Chí Linh]]. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy.
 
Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng [[Nghệ An]], [[Thuận Hóa]]. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở [[Tốt Động]], [[Chúc Động]], [[Ải Chi Lăng|Chi Lăng]] và cuối cùng, bao vây quân Minh ở [[Hà Nội#Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh|Đông Quan]] để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước Việt.
==Thờ phụng==
Công chúa Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và được coi là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên.
Dòng 35:
 
==Xem thêm==
*[[Liễu Hạnh công chúa|Mẫu Liễu Hạnh]]
*[[Thủy cung Thánh Mẫu|Mẫu Thoải]]
 
[[Thể loại:Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam]]