Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}}
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
{{otheruses}}
 
'''Lê Ninh''' ([[1857]]-[[1887]]), hiệu '''Mạnh Khang''', là người đầu tiên<ref>Theo ''Tinh tuyển văn học Việt Nam'' (tập 6, tr. 697).</ref> hưởng ứng chiếu [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]] ở vùng [[Nghệ An|Nghệ]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]] trong [[lịch sử]] [[Việt Nam]].
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Dòng 7:
 
===Chống Hòa ước Giáp Tuất===
Ngày 15 [[tháng ba|tháng 03]] năm [[1874]], triều đình [[nhà Nguyễn]] ký [[Hòa ước Giáp Tuất (1874)|Hòa ước Giáp Tuất]] thuận giao [[Nam Kỳ]] cho Pháp. Sẵn lòng căm thù quân xâm lược, Lê Ninh liền tham gia phong trào đấu tranh của Trần Tấn và Đặng Như Mai chống lại nhượng bộ này.
Cuộc đấu tranh thất bại, Lê Ninh bị quan quân bắt giam gần một năm. Được thả ra, ông về quê, tôn Lê Năng<ref>Lê Năng (còn có tên Lê Phức, tục gọi là Tán Năng, người Trung Lễ. Ông là thầy dạy võ cho nghĩa quân, sau cũng trở thành một tướng lĩnh của [[phong trào Cần Vương]].</ref> làm thầy, rồi cùng với 4 người em trai chăm nghiên cứu binh thư, tập rèn võ nghệ, liên kết với các hào kiệt trong vùng nuôi chí chống [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]].
 
===Hưởng ứng dụ Cần Vương===
Ngày 5 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]], kinh thành [[Huế]] thất thủ, Phụ chính [[Tôn Thất Thuyết]] đưa vua [[Hàm Nghi]] chạy đến [[Thành Tân Sở|chiến khu Tân Sở]] ([[Quảng Trị]]) ban bố [[chiếuphong trào Cần Vương|dụ Cần Vương]]. Hay tin, Lê Ninh liền cùng với các em kêu gọi mọi người trong vùng phất cờ ứng nghĩa.
 
Tin tưởng vào tài năng và nhân cách của các ông, nhiều người dân ở Trung Lễ đã tự nguyện theo ông và ủng hộ nhiều tiền của. Con cháu họ Lê cũng tham gia rất đông và nhiều người sau này đã trở thành những tướng lĩnh tài giỏi như Lê Diên, Lê Trực, Lê Võ, Lê Phác, Lê Hoạt, Lê Phất... Lúc đầu, cha ông thấy việc làm này sẽ gặp phải nhiều hiểm nguy nên can ngăn, nhưng sau thấy các con quá hăng say nên ông cũng đã dốc hết gia tài để cùng lo việc "phò vua, cứu nước".
Dòng 23:
Ngày [[2 tháng 10]] năm [[Ất Dậu]] ([[5 tháng 11]] năm [[1885]]), Lê Ninh cấp tốc đưa quân vào Hà Tĩnh, phối hợp với lực lượng của Nguyễn Duy Chanh - Nguyễn Duy Trạch ở [[Can Lộc]], của Nguyễn Cao Đôn ở [[Thạch Hà]], để cùng bao vây tỉnh thành trên.
 
Với chiến thuật "nội công ngoại kích", nghĩa quân đã bất ngờ đột nhập giết chết Bố chánh Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, giải phóng tù nhân (trong đó có [[Cao Thắng]], vì gia cuộc khởi nghĩa của Trần Quang Cán nên bị bắt giam, về sau trở thành tướng lĩnh trụ cột dưới cờ của [[Phan Đình Phùng]]), và thu toàn bộ khí giới, [[vàng]] [[bạc]], [[thực phẩm|lương thực]] và một số [[voi]] cùng ngựa chiến.
 
Hạ xong thành Hà Tĩnh, Lê Ninh lên Sơn phòng Phú Gia giao nộp chiến lợi phẩm lên vua Hàm Nghi. Ông được nhà vua khen ngợi, phong làm Bang biện quân vụ, giao coi giữ đại đồn Trung Lễ. Đây là chiến công đầu tiên và cũng là chiến công vang dội nhất của ông.
Dòng 50:
 
Năm [[1905]], chí sĩ [[Phan Bội Châu]] đã kể về ông trong ''[[Việt Nam vong quốc sử]]'' như sau:
:''Lê Ninh, người Hà Tĩnh, do chân ấm sinh đứng lên xướng Nghĩa đảng. Ninh là con nhà thế gia, giàu có, lúc thiếu niên biết nước tất mất, đã có chí thanh gươm yên ngựa lên đường ruổi dong, kết nạp hiệp khách, tung tiền ra như bùn, thủ hạ thường có mấy trăm nghĩa sĩ. Lúc Thuận Kinh bị mất, ông lập tức dựng cờ nghĩa vâng chiếu của Xuất đế (vua Hàm Nghi) làm tham tán Nghĩa quân, nhiều lần đánh bại quân Pháp, chém đầu tướng Pháp. (Ông) mắc bệnh rồi mất, người Pháp phân tán dân làng ông đi, xóa bỏ cả tên gọi của thôn xã<ref>Trong phong trào [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]], làng Trung Lễ bị đối phương triệt hạ hai lần. Họ đã đốt nhà, cướp của, đuổi dân đi và đổi tên làng thành Lạc Thiện. Sau [[Cách mạng tháng Tám]] ([[1945]]), làng lấy lại tên Trung Lễ, sau cải cách ruộng đất lại đổi tên thành xã Trung Nghĩa.</ref>. Anh em ông năm người, (thì) bốn người chết vì nạn giặc Pháp. Tướng tá dưới cờ của ông sau theo Phan Đình Phùng, đều có tiếng là chiến tướng. Công tuy không thành, nhưng ông thực là người tiêu biểu nhất trong Nghĩa đảng vậy.''<ref>''Việt Nam vong quốc sử'', tr. 86-87.</ref>
 
Cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh sau đó đã được kể lại trong hai sáng tác dài đó là: