Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 2 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1391913 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Lý Cương''' ({{zh|s=李纲|t=李綱|p=Lǐ Gāng}}, [[1083]] - [[1140]]), [[tên chữ|tên tự]] là '''Bá Kỷ''', người Thiệu Vũ quân<ref>Nay là [[huyện cấp thị]] [[Thiệu Vũ]], [[địa cấp thị]] [[Kinh Nam|Nam Bình]], [[tỉnh]] [[Phúc Kiến]]</ref>, [[tể tướng]] [[nhà Tống]], lãnh tụ phái kháng [[Nhà Kim|Kim]], [[anh hùng dân tộc]] [[Trung Quốc]].
 
==Thiếu thời==
Dòng 50:
Năm thứ 4 (1134), được trở về Thiệu Vũ cư trú. Liên quân Kim, Ngụy Tề tiến đánh Nam Tống, ông lại trình lên kế sách phòng ngự, đề xuất tập kích Toánh Xương <ref>Nay là [[Hứa Xương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref> ở sau lưng quân địch.
 
Năm thứ 5 (1135), Lý Cương lại dâng lên một bản tấu dài trần thuật đại kế Trung hưng, chỉ ra sự yếu đuối của triều đình Nam Tống là do trên dưới cầu an, không phải là kế lâu dài; sách lược lui tránh “''chỉ tạm mà không lâu dài, chỉ một mà không lặp lại, lui 1 bước thì mất 1 bước, lui 1 thước thì mất 1 thước''”, răn đe Cao Tông “''chớ lấy địch lui mà làm vui, phải lấy mối thù chưa báo được mà căm giận. Chớ lấy đông nam mà an tâm, phải lấy Trung Nguyên chưa giành lại, Xích Huyện Thần Châu'' <ref>Theo [[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]], '''Xích Huyện Thần Châu''' là tên mà học thuyết “'''Đại Cửu Châu'''” của [[Sô Diễn]] (còn gọi là [[Trâu Diễn]]) dùng để gọi Trung Nguyên, về sau dùng để gọi Trung Nguyên hay Trung Quốc</ref> ''mất cho nước địch mà hổ thẹn; chớ lấy chư tướng nhiều lần báo tiệp mà lơi tay, phải lấy quân – chánh chưa sửa sang, sĩ khí chưa chấn hưng trong khi cường địch vẫn khiến (nhà vua) bỏ trốn mà lo lắng''”. Ông kiến nghị triều đình trước tiên liệu lý Hoài Nam, Kinh Tương làm bình phong của đông nam, ở đông - tây Lưỡng Hoài cùng Kinh Tương đặt 3 viên đại soái, đều lãnh trọng binh để mưu tính khôi phục. Triều đình có chiếu an ủi.
 
Tháng 10 cùng năm, Lý Cương đổi nhiệm chức Chế trí đại sứ kiêm Tri Hồng Châu.
Dòng 102:
Năm Tuyên Hòa đầu tiên (1119), Lý Cương bị đày đến huyện Sa. Ông ngụ ở nhà khách mé tây chùa Hưng Quốc tại cửa Đông. Chỉ là một viên quan bị biếm chức, công việc chẳng có gì nhiều, phần lớn thời gian là rảnh rỗi, Lý Cương cùng bọn danh sĩ Đặng Túc vui chơi tiệc tùng, làm thơ hát xướng.
 
Hằng ngày ông đến một quán thức ăn nhẹ (chữ Hán: 小吃, tiểu cật) <ref>Thức ăn nhẹ của huyện Sa (Sa huyện tiểu cật) đã được phát triển thành một [[thương hiệu]] địa phương tại Trung Quốc</ref> ở mé đông chùa Hưng Quốc để dùng bữa sáng. Chủ quán là La Phát Thổ, lớn tuổi, tính thật thà không khéo ăn nói. Vợ La là Nhạc Tú Cơ, dung mạo xinh xắn, da dẻ trắng đều, tính thông minh giỏi giang, lại giỏi làm các thức ăn nhẹ là Biển nhục <ref>'''Biển nhục''', '''Nhục yến''' hay '''Biển thực''' là một món ăn Trung Quốc theo cách gọi của người [[Phúc Kiến|Mân]] – [[Đài Loan|Đài]]: vỏ bên ngoài được làm bằng bột mì, tùy theo hình dáng và màu sắc mà nhồi thêm các loại bột và nguyên liệu khác; nhân bên trong được làm từ [[thịt]] bằm nhuyễn, [[rau]] xắt vụn, [[hải sản]],… Hình thức, công thức làm vỏ và nhân bánh, tùy theo vùng, miền mà thay đổi, nhân đó tên gọi cũng thay đổi. Người phương bắc Trung Quốc gọi là '''[[hồn đồn]]''' (đây cũng là tên gọi nguyên thủy của loại bánh này, là do đọc trại '''[[hỗn độn]]'''), người một dải [[Ba (nước)|Ba]] [[Thục (nước)|Thục]] ở tây nam gọi là '''[[sao thủ]]''', người [[Vũ Hán]] gọi là '''[[thanh thang]]''', người [[Quảng Châu]] gọi là '''[[vân thôn]]''' (người [[Việt Nam]] đọc trại là [[vằn thắn]] hay [[vằn thắn|hoành thánh]]). Biển nhục có chút khác biệt so với Hồn đồn: vỏ mỏng nhân lớn, chú trọng mùi vị tươi ngon. Cần phân biệt '''Hồn đồn''' <được nấu và dùng với canh nóng> và '''[[Giáo tử]]''' ([[bánh chẻo]]) hay '''[[Chưng giáo]]''' (bánh chẻo hấp), còn gọi là '''[[Thủy giáo]]''' ([[vằn thắn|sủi cảo]]) hay '''[[Hà giáo]]''' ([[há cảo]], tức sủi cảo nhân hải sản, đại biểu là [[tôm]]) <được hấp và dùng với nước chấm></ref>, Thiêu mại ([[xíu mại]]), Ngư hoàn ([[cá viên]]), Bàn cao ([[bánh bò]])… Hai vợ chồng tuy nhiều khác biệt nhưng rất hòa hợp; còn với người ngoài, thức ăn nhẹ của họ là ngon nhất vùng. Có người nhân đó gọi Nhạc Tú Cơ là Biển nhục [[Tây Thi]], dù món ăn ngon nhất của quán lại là Thiêu mại. Thiêu mại của Biển nhục Tây Thi có một lớp vỏ mỏng, hấp chín xong thì trong suốt như ngọc, chấm với nước tương rồi cho vào miệng, cảm thấy ngọt ngào giòn tan, răng ngập trong mùi vị tươi ngon. Biển nhục Tây Thi tuy không học hành, nhưng rất biết đại thể, đối với Lý Cương vô cùng kính trọng, mỗi khi ông đến, không chỉ các món ăn được làm một cách đặc biệt, mà còn phục vụ chén lớn hơn hẳn của người khác.
 
Một ngày nọ, Lý Cương có hẹn với bọn Đặng Túc đi chơi núi Thất Đóa. Sau khi ăn sáng, ông dặn dò La Phát Thổ vào giữa trưa đưa thức ăn đến gác Ngưng Thúy. Không ngờ trong lúc Phát Thổ đưa thức ăn, Biển nhục Tây Thi ở nhà bị một đám lưu manh vũ nhục. Buổi chiều, Lý Cương về nhà khách, Phát Thổ đến trình bày tình cảnh của vợ mình. Ông nổi giận, lập tức lên ngựa đưa Phát Thổ đến gặp [[Tri huyện]] báo án. Tri huyện không dám chậm trễ, trong đêm phái đi 4 tổ Lệ bộ, mỗi tổ 8 người, lùng bắt đám lưu manh. Giữa trưa ngày thứ 2 thì bắt được bọn chúng đưa về huyện phủ. Đám lưu manh này thường ngày làm nhiều việc xấu xa, dân chúng rất căm phẫn, vì thế khi Tri huyện hỏi cách xử trí, Lý Cương đề nghị nghiêm trừng làm gương. Sau đó, huyện Sa trở nên thái bình vô sự, mọi người yên ổn làm ăn, vợ chồng La Phát Thổ sinh được 1 trai 1 gái, rất đỗi cảm kích ông.