Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Tống Tiền Phế Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 5 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q718258 Addbot
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 40:
Năm 456, Hiếu Vũ Đế đã ban hôn ước giữa Lưu Tử Nghiệp với Hà Lệnh Uyển (何令婉), khuê tú của một bá quan tên là Hà Vũ (何瑀), Hà Lệnh Uyển trở thành [[thái tử phi]]. Năm 458, Hiếu Vũ Đế lập một cung cho Thái tử. Năm 460, ông được phép đọc ''[[Hiếu Kinh]]'', và đến năm 463 ông được mặc y phục của người lớn. Trong những năm là thái tử, Lưu Tử Nghiệp được thuật lại là đã liên tục mắc lỗi và thường bị Hiếu Vũ Đế trách mắng. Do đó, Lưu Tử Nghiệp tỏ ra bực bội với cả Hiếu Vũ Đế và một em trai là Tân An vương [[Lưu Tử Loan]] (劉子鸞), vì Hiếu Vũ Đế từng có lần tính đến việc để Tử Loan thay thế vị trí thái tử của Tử Nghiệp. Tuy nhiên, một viên quan tên là [[Viên Nghĩ]] (袁顗) đã ca tụng về tính hiếu học của Thái tử, vì thế nên Hiếu Vũ Đế đã chấm dứt ý định phế truất Lưu Tử Nghiệp. Năm 461, Hà Thái tử phi qua đời.
 
Năm 464, Hiếu Vũ Đế băng hà, Lưu Tử Nghiệp lên ngôi hoàng đế (tức Tiền Phế Đế). Khi một viên quan tên là [[Sái Hưng Tông]] (蔡興宗) đưa quốc ấn cho ông, ông đã tỏ thái độ ngạo mạn và lơ đễnh, và không có bất kỳ biểu hiện buồn bã nào, và Sái đã nhận xét với những người khác rằng đây là một điềm xấu cho triều đại. Tiền Phế Đế phong cho Lỗ Thái hậu là [[thái hoàng thái hậu]], và Vương Hoàng hậu được phong là [[hoàng thái hậu|thái hậu]]. Ông cũng truy tôn thụy hiệu hoàng hậu cho Hà Thái tử phi.
 
== Trị vì ==
Dòng 53:
Trong khi đó, vào mùa đông năm 465, Tiền Phế Đế tiếp tục các cuộc giết chóc của mình. Tiền Phế Đế đã có quan hệ loạn luân với cô ruột là Tân Thái công chúa [[Lưu Anh Mị]] (劉英媚), và đã quyết định cho bà làm thiếp. Tiền Phế Đế đã sát hại một [[nữ quan]] và đem thi thể của người này đến chỗ phu quân của Lưu Anh Mị là Hà Mại (何邁), và bảo với ông ta rằng Anh Mị đã chết. Hà Mại biết được sự thật và không thể chịu nổi nỗi sỉ nhục này, vì thế Hà Mại đã tính đến việc lật đổ Tiền Phế Đế và lập em trai ông là Tấn An vương [[Lưu Tử Huân]] (劉子勛) làm hoàng đế. Âm mưu phản loạn này bị bại lộ và Tiền Phế Đế đã đích thân đem quân tấn công và đã giết chết được Hà Mại. Khi Thẩm Khánh Chi cố gắng thúc giục Tiền Phế Đế thay đổi để tránh xảy ra những vụ phản loạn khác, Tiền Phế Đế đã hạ độc Thẩm. Trong khi đó, Tiền Phế Đế phong cho cháu gái của Lộ Thái hoàng thái hậu làm [[Lộ Hoàng hậu|hoàng hậu]].
 
Tiền Phế Đế rất nghi ngại về việc các thúc bá sẽ nổi loạn chống lại mình, vì thế ông đã hạ lệnh cho họ tập trung tại Kiến Khang rồi hạ lệnh quản thúc. Ông thường ngược đãi họ và đối xử với họ không như với một con người. Tương Đông vương [[Lưu Tống Minh Đế|Lưu Úc]], Kiến An vương [[Lưu Hưu Nhân]] (劉休仁), và Sơn Dương vương [[Lưu Hưu Hựu]] (劉休祐), cả ba đều là người thừa cân, Tiền Phế Đế đã cho đưa họ vào cũi và cân họ như cân [[chi Lợn|lợn]]. Tiền Phế Đế gọi Lưu Úc là "Trư vương", Lưu Huấn Nhân là "Sát vương", và Lưu Hưu Hựu là "Tặc vương". Do một thúc phụ khác là Đông Hải vương [[Lưu Huy (Lưu Tống)|Lưu Huy]] (劉褘) bị cho là khó bảo và tối dạ, ông gọi Lưu Huy là "Lư vương" (thân vương con lừa). Tiền Phế Đế thường muốn sát hại Lưu Úc, Lưu Hưu Nhân và Lưu Hưu Hựu, song mỗi lần đó Lưu Hưu Nhân lại tâng bốc ông và vì thế ông lại đổi ý. Trong một sự cố, ông đã trói Lưu Úc giống như cách trói một con lợn, và đưa vị thúc phụ này đến nhà bếp và nói rằng: "Hôm nay là ngày giết lợn." Tuy nhiên, Lưu Hưu Nhân lại nói rằng "Hôm nay không phải là ngày giết lợn." Tiền Phế Đế giận dữ hỏi Lưu Hưu Nhân tại sao, và Lưu Hưu Nhân nói rằng, "Sau khi hoàng tử của bệ hạ được sinh ra, khi đó hãy giết lợn và lấy ruột của nó ra!" Tiền Phế Đế thích thú trước câu nói đùa của Lưu Hưu Nhân và đã không giết chết Lưu Úc. Lo sợ rằng mình sẽ bị hành thích, Tiền Phế Đế giao phó việc canh giữ hoàng cung cho một số người hung tợn, bao gồm [[Tông Việt]] (宗越), [[Đàm Kim]] (譚金), Đồng Thái Nhất (童太一), và [[Thẩm Du Chi]] (沈攸之).
 
Tiền Phế Đế cũng cho rằng hoàng đệ Lưu Tử Huân là một mối đe dọa, đặc biệt là vì Văn Đế, Hiếu Vũ Đế và Lưu Tử Huân đều là con trai thứ ba của phụ hoàng họ. Do đó, Tiền Phế Đế đã sử dụng âm mưu của Hà Mại làm một cái cớ và cử một thuộc hạ có tên là Chu Cảnh Vân (朱景雲) đem thuốc độc đến và buộc Tử Huân phải tự vẫn. Tuy nhiên, khi Chu đến gần trị sở của Lưu Tử Huân tại Tầm Dương (尋陽, nay thuộc [[Cửu Giang]], [[Giang Tây]]), ông ta đã cố ý đi chậm lại và để lộ tin tức. Thuộc cấp của Lưu Tử Huân là [[Đặng Uyển]] (鄧琬) sau đó đã tuyên bố nổi loạn, song lúc đó Đặng chưa tuyên bố Lưu Tử Huân là một hoàng đế.