Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 10 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q190277 Addbot
Dòng 21:
 
== Phạm vi ==
Vào khai thủy của nền văn minh Trung Hoa, "Thiên hạ chi trung" và "Hòa Lạc" là các thuật ngữ địa lý đề cập cụ thể đến khu vực [[Lạc Dương]], nơi đặt nền móng của ba triều đại là [[nhà Hạ|Hạ]], [[nhà Thương|Thương]] và [[nhà Chu|Chu]], [[văn hóa Hà Lạc]] phát triển mạnh mẽ và trở thành trung tâm của khu vực Trung Nguyên. Đến thời [[Tiên Tần]], [[Lạc Ấp]] (nay là Lạc Dương) được tuyên bố là trung tâm thiên hạ. Do tộc Hoa Hạ thiên di ra hướng ra vùng xung quanh, mở rộng hoạt động của mình, thời kỳ [[Xuân Thu]] [[Chiến Quốc]], khái niệm Trung Nguyên được mở rộng ra các nước chư hầu của tộc Hoa Hạ, nay thuộc Hà Nam, vùng [[Quan Trung]] của Thiểm Tây, nam bộ của hai tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc, tây bộ của Sơn Đông, tây bắc bộ của [[Giang Tô]] và bắc bộ [[An Huy]]. [[Tống sử]]-Lý Cương truyện thuật lại: "Tự cổ trung hưng chi thiển,khởi ư tây bắc tắc túc dĩ cứ Trung Nguyên nhi hữu đông nam" (nghĩa là: từ thời cổ, ) thì Trung Nguyên tức chỉ lưu vực trung hạ du Hoàng Hà). Đôi khi Trung Nguyên cũng được dùng để chỉ lưu vực [[Hoàng Hà]], như trong "Xuất sư biểu" của [[Gia Cát Lượng]] có thuật: "Đương tưởng suất tam quân,bắc định Trung Nguyên", thì Trung Nguyên tức là chỉ lưu vực [[Hoàng Hà]].
 
== Địa lý ==