Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chim lội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 22:
Đa số các loài chim lội bắt [[động vật không xương sống]] trong [[bùn]] hay mặt đất để ăn. Các loài khác nhau lại có chiều dài mỏ khác nhau, giúp chúng kiếm mồi trong cùng một khu vực sống mà không phải trực tiếp cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn. Nhiều loài chim lội có các mút thần kinh nhạy cảm ở đầu mỏ, cho phép chúng dò tìm con mồi trốn trong bùn và đất mềm. Một số loài chim lớn hơn, đặc biệt là những loài sống nơi khô ráo hơn, thì ăn [[côn trùng]] và [[động vật bò sát]] nhỏ.
 
Nhiều loài chim lội kích thước nhỏ sống ở vùng ven biển. ''[[Calidris minutilla]]'' là loài nhỏ nhất trong số này; chim trưởng thành chỉ có khối lượng 15,5 g và chỉ dài 13  cm. Người ta cho rằng loài lớn nhất là loài [[rẽ mỏ cong hông nâu]] (''Numenius madagascariensis'') với chiều dài 63  cm và khối lượng 860 g. Tuy nhiên, loài ''[[Esacus magnirostris]]'' mới là loài có khối lượng cơ thể lớn nhất, đạt 1  kg.
 
Theo [[phân loại Sibley-Ahlquist]], chim lội và nhiều nhóm chim khác được nhập làm một bộ lớn là [[bộ Hạc]]. Tuy nhiên, cách phân loại bộ Charadriiformes là một trong những điểm hạn chế nhất của phân loại Sibley-Ahlquist bởi lí do [[lai phân tử|lai phân tử ADN]] không thể giải đáp thoả đáng mối quan hệ qua lại trong nhóm. Trước đây, người ta xếp các loài chim lội vào chung một phân bộ là '''Charadrii''' nhưng việc làm này có vẻ mang tính "[[phân loại kiểu sọt rác]]" (tức là dồn chung các loài vào một chỗ do không biết phải xếp chúng ở nơi nào khác) bởi có không dưới bốn nòi charadrii trong [[cận ngành]] được gộp vào đây. Căn cứ vào các nghiên cứu về sau (Ericson & ctg, 2003; Paton & ctg, 2003; Thomas & ctg, 2004a, b; van Tuinen & ctg, 2004; Paton & Baker, 2006), có thể chia chim lội thành: