Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng tiểu liên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 1:
[[Tập tin:MP5k.JPG|nhỏ|phải|300px|Tiểu liên MP5 do CHLB Đức chế tạo]]
'''Súng tiểu liên''' là loại vũ khí cá nhân tầm gần, thuộc họ [[súng máy]], cũng thuộc họ [[súng tự động]] tùy theo phân loại của các quốc gia. Tiểu liên có thể có tầm bắn lý thuyết lên đến 1.000 m (AK-47, M16) nhưng cự li sát thương có hiệu quả thường không quá 400 m, có loại chỉ 100 m (M3); cỡ nòng từ 5,56 &nbsp;mm (M16) đến 12 &nbsp;mm (M3), phổ biến nhất là hai cỡ nòng 5,56 &nbsp;mm (tiêu chuẩn NATO) và 7,62 &nbsp;mm (tiêu chuẩn khối Warsawa). Do cấu tạo trích khí gián tiếp hoặc trực tiếp để lùi khóa nòng phối hợp với lò xo đẩy đạn, lò xo hồi khóa nòng để nạp đạn tự động, tiểu liên có thể bắn từng phát hoặc bắn liên tục. Tốc độ bắn trong thử nghiệm súng có thể đạt 600 phát/phút. Tốc độ bắn trong thực tế chiến đấu khoảng 100 phát/phút. Hộp tiếp đạn có thể chứa từ 20 đến 40 viên. Một số loại tiểu liên cỡ lớn (AK-47) có thể lắp lưỡi lê để có thể giáp lá cà. Trong chiến đấu, tiểu liên tạo mật độ hỏa lực cao khi tấn công bằng cách bắn rải, bắn quét. Trong phòng ngự, tiểu liên phát huy độ chính xác khá cao khi bắn điểm xạ (2 đến 3 phát liên tục).<ref>Từ điển bách khoa [[Việt Nam]]. Tập 4 (T-Z). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2005. trang 409.</ref>
 
== Lịch sử phát triển ==
Dòng 7:
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]], quân Đức phát triển chế tạo và sử dụng rộng rãi loại tiểu liên [[MP-40]]. Biên chế mỗi đại đội bộ binh Đức thời kỳ này thường có riêng một trung đội sử dụng tiểu liên [[MP-40]]. Các loại tiểu liên của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga cũng được chế tạo hàng chục triệu khẩu và sử dụng rộng rãi.
 
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà phát minh Xô Viết [[Mikhail Timofeyevich Kalashnikov|Mikhail Timofeevich Kalashnikov]] đã thiết kế các mẫu súng AK-1 và AK-2 có những đặc điểm nổi bật như sử dụng tiện lợi trong điều kiện các điều kiện môi trường băng giá, ẩm ướt, bùn lầy, hoặc sa mạc đầy cát bụi. Đến năm 1947, khẩu [[AK-47]] ra đời và được đưa vào biên chế trang bị cho [[Hồng Quân|Quân đội Liên Xô]]. Mặc dù là tiểu liên nhưng do kích thước nòng dài đến 41,5 &nbsp;cm, sử dụng đạn súng trường nên khối NATO xếp nó vào loại súng trường tự động (để phân biệt với súng trường bán tự động và súng trường không tự động).
 
Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ trang bị cho mình và đồng minh VNCH loại tiểu liên M-16 và sau đó được cải tiến thành tiểu liên cực nhanh AR-15. Loại súng này nhẹ và sử dụng đạn 5,56 &nbsp;mm, tạo điều kiện cho người lính đem nhiều đạn hơn. Tuy nhiên, do đạn 5,56 &nbsp;mm nhỏ, thường xuyên qua mục tiêu, ít tạo lỗ phá ra và binh lính Hoa Kỳ cũng như VNCH thường ỷ vào tốc độ bắn cao nên họ thuờng tiêu thụ rất nhiều đạn nhưng hiệu suất sát thương đối phương không cao. Trong khi đó, đạn 7,62 &nbsp;mm bắn từ khẩu AK-47 có kích thuớc và động năng lớn hơn đã có hiệu suất gây thương vong cao hơn cho đối phương bởi lỗ phá ra của vết thương rất lớn.<ref>Nguyễn Hữu Thăng. Vũ khí xưa và nay. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. 2002. trang 68.</ref>
 
Hiện nay, nước Đức phát triển loại súng tiểu liên [[Heckler & Koch MP5|MP5]] rất nổi tiếng và thường được được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm. Còn nước Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu cải tiến AK-47 để cho ra đời các phiên bản AKM, AK-74, AK-105. Hoa Kỳ tiếp tục cải tiến và nâng cấp khẩu [[M16]] và cho ra đời các phiên bản [[M16A1]], [[M16A2]], [[M4 Carbine]] và [[M4 Carbine|M4A1]] có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn phiên bản đầu tiên.
Dòng 15:
== Mô tả và vận hành ==
 
Đặc điểm đầu tiên làm cho [[tiểu liên]] khác với súng trường do nó có băng đạn rời chứa được nhiều đạn hơn, từ 20 viên trở lên trong khi súng trường (kể cả súng trừong bán tự động) có không quá 15 viên dự trữ. Nòng súng tiểu liên thường dài không quá 500 &nbsp;mm trong khi nòng súng trường có độ dài từ 650 &nbsp;mm (súng thường) đến 1000 &nbsp;mm (súng trường bắn tỉa). Ở các loại súng trường lai K-63 hoặc carbin M-2, súng có chế độ tự động như tiểu liên với băng đạn 20 viên.
 
=== Cơ cấu tiếp đạn ===
Dòng 22:
*Đối với các loại tiểu liên liểu cũ ([[MP-40|MP 40]], [[MAT 49|M3 Gease]], [[Tul]], [[MAS 43|Stel]], [[PPSh-41|K-50]], [[M16]]) dùng trích khí thẳng. Tại pha chuyển động đầu tiên, lực đẩy khóa nòng lùi được lấy trực tiếp từ phản lực của thuốc súng phát nổ đẩy đầu đạn đi, đồng thời đẩy khóa nòng cùng vỏ đạn lùi ra, được móc vỏ đạn hất ra ngoài và nén lò so đẩy về. Tại pha chuyển động sau, khi khóa nòng lùi hết cỡ, lò so đẩy về hoạt động đưa khóa nòng quay lại đến vị trí điểm hoả, đẩy một viên đạn mới từ băng đạn lên buồng đạn (kết hợp với lò so đẩy đạn trong hộp tiếp đạn) và đập luôn kim hỏa vào hạt nổ làm cho viên đạn tiếp theo phát nổ. Chu trình vận hành cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi trong băn đạn hết đạn hoặc khi xạ thủ dừng bóp cò, chốt hãm giữ khóa nòng lại, không cho hồi về vị trí phát hoả.
*Ở các loại tiểu liên mới (kể từ khẩu AK-47 trở đi) đều sử dụng trích khí ngang. Khi viên đạn đi được từ 2/3 đến 3/4 nòng súng (tùy theo từng loại), một lượng khí nén nhất định thoát qua một lỗ nhỏ trên nòng súng, được dẫn vào một xi lanh đặt dọc theo thân súng, ép lên thoi đẩy nối liền với khóa nòng, đẩy khóa nòng lùi về phía sau. Vì lượng khí được trích ra rất nhỏ nên ảnh hưởng của nó không đáng kể đến sơ tốc đầu đạn. Hệ thống trích khí ngang có ưu điểm làm giảm đáng kể sức giật lên toàn bộ thân súng, giúp cho xạ thủ xạ kích ổn định, đạn bắn ra chụm hơn trên mục tiêu.
*Các loại tiểu liên cũ (kể cả trích khí thằng và trích khí ngang) có cơ cấu thải vỏ đạn bằng móc thẳng ở góc 45 đến 60 độ so với trục thẳng đứng của thước ngắm. Cơ cấu này dễ chế tạo nhưng có nhược điểm lớn là dễ tắc đạn. Khi buồng đạn bị bám cặn bản hoặc quá nóng, vỏ đạn bị kẹt trong buồng đạn. Móc vỏ đạn kéo vào một vị trí trên vỏ đạn thường bị trượt (nếu lực bám của lẫy móc yếu) hoặc làm làm đứt gờ móc ở đuôi vỏ đạn (nếu lực bám của lẫy móc mạnh). Nhược điểm tiếp theo là khi móc vỏ đạn làm việc, lực tác động của khóa nòng lùi bị lệch theo hướng 45 đến 60 độ của lẫy móc vỏ đạn so với trục thẳng đứng của thước ngằm, làm cho đường dạn bị lệch theo. Các tiểu liên kiểu mới thường dùng cơ cấu móc vỏ đạn bằng then xoay. Cơ cấu này là cụm khóa nòng gồm then móc đạn và vỏ khóa nòng lắp đồng tâm, đồng trục. Trên then xoay móc đạn có 3 hoặc 4 mấu dương. Trên hộp chứa then móc đạn có 3 hoặc 4 rãnh âm, bước rãnh từ 15 &nbsp;cm đến 30 &nbsp;cm tùy theo cự li tiến-lùi của khóa nòng. Khi khóa nòng lùi sau, móc trên then móc đạn vừa lùi vừa xoay quanh gờ bám của vỏ đạn. Lực kéo tác động đều lên toàn bộ chu vi gờ móc của vỏ đạn, giúp cho việc thoát vỏ đạn dễ dàng hơn. Lực tác động lên vỏ đạn đồng đều và kéo thẳng về phía sau, hạn chế độ lệch khi móc vỏ đạn làm việc, giúp đường đạn đi thẳng đúng theo trục thước ngắm - nóng súng. Nhược điểm của cơ cấu này là nó làm giảm tốc độ bắn của súng do thời gian thải vỏ đạn và đẩy viên đạn mới vào buồng dạn dài hơn kiểu móc thẳng. Để khắc phục nhược điểm này, người ta tăng lực đẩy của lò so và tăng khối lượng thuốc đạn, giảm kích thước đầu đạn để tăng thêm lượng khí đẩy khóa nòng lùi sau. Kết quả là làm tăng tốc độ bắn nhưng động năng của đầu đạn lại giảm đi, cự ly sát thương cũng giảm theo.
 
=== Cơ cấu điểm hỏa ===
 
==== Cơ cấu khai hỏa ====
*Tiểu liên M-3 (1911) cỡ đạn 12 &nbsp;mm của Hoa Kỳ và một số loại tiểu liên cùng thời có cơ cấu khóa nòng-kim hỏa liền khối, không dùng búa đập. Khi phát hoả, cả khối khóa nòng lao lên đưa viên đạn vào buồng nòng và đồng thời đập kim hỏa vào hạt nổ để kích nổ viên đạn. Cơ cấu này giảm thiểu giá thành và độ phức tạp của súng, loại bỏ các hỏng hóc do cơ chế vận hành của kim hỏa bị trục trặc gây ra. Nhược điểm của nó là độ rung rất lớn khi bắn do cả khối khóa nòng to và nặng lao lên phía trước và lùi sau liên tục. Độ chụm của đường đạn bị giảm thiểu, tốc độ bắn chậm, tầm bắn bị hạn chế do trọng lượng của khóa nòng lớn, phải trích ra một lượng khí lớn đủ để đẩy khóa nòng lùi sau và sử dụng sức phản hồi của một lò so (cũng rât lớn) để phát hỏa viên đạn tiếp theo.
*Các tiểu liên khác chủ yếu dùng cơ cấu kim hỏa rời, lắp đồng trục nhưng chuyển động độc lập với khóa nòng. Cơ chế khai hỏa bằng lực của búa đập tác động vào đuôi kim hỏa. Kim hỏa đập vào hạt nổ kích nổ viên đạn.
 
Dòng 66:
==== Ngắm bắn bằng cơ cấu "khe ngắm - đầu ruồi" ====
 
Khác với cơ cấu vòng tròn đồng tâm, cơ cấu này dùng vật chuẩn thứ nhất (đầu ruồi) hình chữ I đặt trong khe ngắm hình chữ V, chia đôi khe sáng ở khe ngắm thành hai phần bằng nhau, đầu ruồi ngang bằng với vai ngắm. Đường ngắm cơ bản đi qua đầu ruồi. Tùy theo cấu tạo, yêu cầu tác xạ mà có loại súng dạng "ngắm đâu trúng đó" và có loại súng "ngắm dưới trúng trên". Phương pháp ngắm dưới trúng trên thường được hệ thống vũ khí khối Warsava (cũ) sử dụng, có độ lệch lên từ 12 đến 20 &nbsp;cm tùy theo loại súng. Cơ cấu này có ưu điểm là xạ thủ quan sát được toàn bộ phần trên (phần quan trọng nhất) của mục tiêu. Cách lấy đường ngắm cơ bản tuy phức tạp hơn nhưng nếu tập luyện tốt có thể đạt hiệu quả cao hơn phương pháp "vòng tròn đồng tâm" trong điều kiện tác chiến ác liệt, đối phương phát huy hỏa lực mạnh. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, không cần độ chính xác cao mà chỉ cần sát thương đối phương với yêu cầu tương đối chính xác, chỉ cần đặt đầu ruồi trong khe ngắm là đủ để xác định hướng bắn. Còn tầm đạn sẽ bị sức giật chi phối. Điều này đặc biệt hiệu quả khi dùng với súng có cơ chế giảm giật bằng đầu nòng vát xuống. Khi khe ngắm và đầu ruồi bị đất, bùn hoặc các chất bẩn bám vào, việc lau chùi và khôi phục khe sáng dễ dàng và nhanh, đáp ứng được điều kiện chiến đấu khẩn trương.
 
==== Ngắm bắn bằng dụng cụ quang học ====
Dòng 82:
== Đạn dùng cho súng tiểu liên ==
 
Tiểu liên là loại vũ khí có thể dùng [[đạn]] [[súng ngắn]] ([[PPSh-41]] dùng chung đạn với [[TT-33|K-54]]), đạn súng trường, trung liên ([[AK-47]] dùng chung đạn với [[CKC]], [[K-63]], RPD, RPK) hoặc dùng riêng một loại đạn tiêu chuẩn cho các súng cùng chủng loại theo từ khối quân sự (đạn 5,56 &nbsp;mm tiêu chuẩn khối NATO, đạn 7,62 &nbsp;mm tiêu chuẩn khối Warsawa) . Trọng lượng và kích cỡ của tiểu liên có kích cỡ của súng ngắn cỡ lớn (UZI của Israel) đến mức dưới súng trường (AK-47). Cũng có loại chỉ dùng đúng đạn chế tạo riêng cho nó. Khẩu M3 Gease của Hoa Kỳ có loại đạn 9 &nbsp;mm x 26 &nbsp;mm không thể dùng chung với bất kỳ loại súng nào. Khẩu MAS 48 cũng dùng đạn riêng cỡ 7,65 &nbsp;mm.
 
Ngoài ra, các súng tiểu liên cỡ lớn như AK-47, AR-15 đều có thể dùng đạn cháy, đạn xuyên cháy, đạn lửa vạch đường để chỉ thị mục tiêu trong đêm tối hoặc ở nơi có ánh sáng yếu. Trong luyện tập chiến thuật và diễn tập thực binh, người ta thường dùng đạn đầu giấy (mã tử) để xạ kích mà nhằm tránh gây thương vong trên bãi tập.
Dòng 92:
=== Súng tiểu liên gập FMG9 của Mỹ ===
Ý tưởng chế tạo súng tiểu liên gập được đã có ít nhất 2 thập kỷ. Tháng 3/2008, hãng Magpul Industries (Mỹ) đã đưa ra mẫu chế thử bán tự động của loại súng như thế có tên FMG9 (Folding Machine Gun) cỡ 9 &nbsp;mm với hình dáng như một hộp dụng cụ gắn đèn pin bên trên để làm loá mắt đối phương. Khi cần chỉ bấm một nút bấm là cơ cấu lò xo sẽ đưa FMG9 từ dạng hộp thành súng ở tư thế chiến đấu với hộp đạn Glock 18 chứa 31 viên đạn sẵn sàng bắn. FMG9 là vũ khí thích hợp cho các cuộc tấn công chớp nhoáng, bất ngờ. Súng được tích hợp thiết bị ngắm laser và có thể không cần lắp tay xách và đèn pin để dễ mang giấu hơn.
 
== Một số súng tiểu liên thông dụng ==
 
<gallery>
Tập tin:MAS-38.jpg|MAS 38,<br>dùng đạn 7,65 &nbsp;mm Long
Tập tin:Пистолет-пулемет системы Шпагина обр. 1941.jpg|[[PPSh-41]],<br>dùng đạn 7,62 &nbsp;mm TT
Tập tin:PPS.jpg|PPS-43,<br>dùng đạn 7,62 &nbsp;mm TT
Tập tin:Submachine gun MAT 49.jpg|MAT 49, dùng đạn 9 &nbsp;mm (7,62 &nbsp;mm TT tại Việt Nam)
Tập tin:ThompsonM1A1VWM.jpg|Súng tiểu liên M1 « Thompson »,<br>dùng đạn .45 ACP
Tập tin:M3 Grease Gun (Jeff Kubina).jpg|Súng tiểu liên M3,<br>dùng đạn .45 ACP
Tập tin:Submachine gun Type 100.jpg|Kiểu 100 súng tiểu liên, 8 &nbsp;mm Nambu
Tập tin:K-50M.jpg|[[K-50M|Kiểu 50M]] súng tiểu liên, dùng đạn 7,62 &nbsp;mm TT
Tập tin:AK47.jpg|[[AK-47]], tiểu liên cỡ lớn thường được phương Tây gọi là « Súng trường tấn công »
</gallery>