Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Attleboro”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến d:q843849 tại Wikidata (Addbot)
Dòng 22:
 
==Diễn biến==
Tháng 8 năm 1966, khi Lữ đoàn khinh binh Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam, Bộ tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ đã bố trí lữ đoàn này ngay vào khu vực ven Chiến khu C, nơi mà [[Sư đoàn 9, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 9]] tập trung trở lại sau khi bị liên quân Việt Nam Cộng hòa - Mỹ đánh nát. Cùng với sư đoàn [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]] này còn có một trung đoàn cơ động biệt lập vừa xâm nhập vào. Quân Giải phóng toan đánh vào một tiền đồn của Lực lượng Đặc biệt để dụ quân tiếp viện đến và chận đánh luôn theo chiến thuật "công đồn đả viện". Cuối tháng 10, Quân Giải phóng đã thành công trong kế hoạch chận đánh một đại đội tiếp viện cho tiền đồn, nhưng khi họ làm như vậy chẳng khác nào tự báo với liên quân Việt Nam Cộng hòa - Mỹ rằng họ đang khai triển quân ở vùng này.
<!--Hình thiếu thông tin về bản quyền [[Hình:Vietcong11.jpg|nhỏ|trái|250px|Binh sĩ [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Việt Cộng]]]] -->
Để triệt hạ lực lượng Quân Giải phóng quanh vùng Chiến khu C, vào giữa tháng 9 năm 1966, [[Bộ tư lệnh Lực lượng Dã chiến 2]] của [[Hoa Kỳ]] tại Vùng 3 đã phối hợp với [[Bộ tư lệnh Quân đoàn 3]] Việt Nam Cộng hòa tổ chức cuộc hành quân quy mô mang tên là Attleboro với quân số tham chiến là 22 ngàn liên quân Việt Nam Cộng hòa-Mỹ. Nỗ lực chính của lực lượng Hoa Kỳ gồm 19 tiểu đoàn thuộc các binh đoàn sau đây: [[Sư đoàn 1 Bộ binh Hoa Kỳ|Sư đoàn 1]], [[Lữ đoàn 173 Nhảy dù Hoa Kỳ|Lữ đoàn 173 Nhảy dù]], 2 lữ đoàn của [[Sư đoàn 4 Bộ binh Hoa Kỳ|Sư đoàn 4]] và [[Sư đoàn 25 Bộ binh Hoa Kỳ|Sư đoàn 25]]. Phía Việt Nam Cộng hòa có chiến đoàn đặc nhiệm trực thuộc Quân đoàn 3. Về lực lượng Quân Giải phóng tại vùng hành quân, tin tức tình báo cho biết có 4 trung đoàn: 101, 271, 272 và 273.