Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu thừa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n →‎Phân chia bộ phái: chính tả, replaced: nẩy → nảy using AWB
Dòng 27:
 
== Phân chia bộ phái ==
Trong thời kỳ Đức Phật chuyển pháp luân và trước đại hội kết tập kinh điển lần thứ 2, đạo Phật không có tông phái nào. Đó là thời kỳ Đạo Phật Nguyên Thủy hay còn gọi là thuần túy. Trong lần kết tập thứ hai, Tăng-già phân ra thành hai phái: Trưởng lão bộ (zh. 長老部, sa. ''sthavira'') và Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. ''mahāsāṅghika''). Giữa năm [[280 TCN|280]] và [[240 TCN|240]] trước Công nguyên, Đại chúng bộ lại được chia thành sáu phái: Nhất thuyết bộ (zh. 一說部, sa. ''ekavyāvahārika''), Khôi sơn trụ bộ (zh. 灰山住部, sa. ''gokulika''). Từ Nhất thuyết bộ lại sinh ra Thuyết xuất thế bộ (zh. 說出世部, sa. ''lokottaravāda''). Từ Khôi sơn trụ bộ lại tách ra 3 bộ phái là Đa văn bộ (zh. 多聞部, sa. ''bahuśrutīya''), Thuyết giả bộ (zh. 說假部, sa. ''prajñaptivāda'') và Chế-đa sơn bộ (zh. 制多山部, sa. ''caitika''). Từ Trưởng lão bộ (sa. ''sthavira'') của thời gian đó, khoảng năm 240 trước Công nguyên, phái Độc Tử bộ (zh. 犢子部, sa. ''vātsīputrīya'') ra đời, gồm có bốn bộ phái nhỏ là Pháp thượng bộ (zh. 法上部, sa. ''dharmottarīya''), Hiền trụ bộ (zh. 賢胄部, sa. ''bhadrayānīya''), Chính lượng bộ (zh. 正量部, sa. ''sāṃmitīya'') và Mật lâm sơn bộ (zh. 密林山部, sa. ''sannagarika'', ''sandagiriya''). Từ Trưởng lão bộ (sa. ''sthavira'') lại xuất phát thêm hai phái: 1. [[Thuyết nhất thiết hữu bộ]] (zh. 說一切有部, sa. ''sarvāstivāda''), từ đây lại nẩynảy sinh Kinh lượng bộ (zh. 經量部, sa. ''sautrāntika'') khoảng năm [[150 trước Công nguyên]] và 2. Phân biệt bộ (zh. 分別部, sa. ''vibhajyavāda''). Phân biệt bộ tự xem mình là hạt nhân chính thống của Trưởng lão bộ. Từ Phân biệt bộ này sinh ra các bộ khác như Thượng toạ bộ (zh. 上座部; pi. ''theravāda''), Hoá địa bộ (zh. 化地部, sa. ''mahīśāsaka'') và Ẩm Quang bộ (zh. 飲光部; cũng gọi Ca-diếp bộ 迦葉部, sa. ''kāśyapīya''). Từ Hoá địa bộ (sa. ''mahīśāsaka'') lại sinh ra Pháp Tạng bộ (zh. 法藏部, sa. ''dharmaguptaka'').
 
== Giáo lý ==