Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung quán tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n →‎Trung quán và Phật giáo Tây Tạng: chính tả, replaced: nẩy → nảy using AWB
Dòng 29:
Trung quán tông đóng một vai trò quan trọng trung tâm trong Phật giáo Tây Tạng, kể từ thế kỉ thứ 8. Điều đó có lẽ xuất phát từ hoạt động của luận sư Tịch Hộ (zh. 寂護, sa. ''śāntarakṣita'') và môn đệ là Liên Hoa Giới (zh. 蓮華戒, sa. ''kamalaśīla''). Thời đó, hai vị này đại diện cho tông Trung quán-Duy thức (sa. ''yogācāra-svātantrika-mādhyamika''), đưa những quan điểm Duy thức vào giáo lí của Long Thụ. Tương truyền Liên Hoa Giới tham dự một cuộc tranh luận với Thiền tông tổ chức tại Tây Tạng. Trong cuộc tranh luận đó Liên Hoa Giới thắng lợi và sau đó nhà vua Tây Tạng tuyên bố lấy Trung quán tông làm giáo pháp chính thống.
 
Trong thế kỉ thứ 11, với việc truyền bá giáo pháp lần thứ hai tại Tây Tạng, quan điểm Trung quán của Nguyệt Xứng lại thắng lợi. Cũng trong thời gian đó lại nẩynảy sinh một hệ phái Trung quán khác, một sự tổng hợp với giáo pháp của [[Vô Trước]] (zh. 無著, sa. ''asaṅga''). Giữa thế kỉ 11 và 14, Tây Tạng lại tổng hoà các tông phái khác nhau của Trung quán và tiếp tục phát triển. Giữa thế kỉ 14 và 16, tại Tây Tạng có 4 hệ phái của Trung quán. Trung quán tông phát triển đến mức tuyệt đỉnh và luôn luôn được luận giải mới mẻ, sinh động. Đến thế kỉ thứ 19, phong trào Rime của Tây Tạng lại tìm cách đổi mới cách sắp xếp thứ tự quan điểm của Trung quán tông. Các quan điểm triết học của ''Trung luận'' được trình bày trong các loại luận được gọi là Tất-đàn-đa (sa. ''siddhānta'') tại Tây Tạng. Ngoài ra người ta còn tìm thấy trong các loại sách phổ thông chú trọng về các phương pháp tu tập để chứng ngộ được trực tiếp giáo lí của Trung quán tông.
 
==Xem thêm==