Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doãn Mẫn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 22:
Doãn Mẫn tự học nhạc qua sách [[tiếng Pháp]]. Ông cũng học một người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp, trong khoảng thời gian 4 tháng chủ yếu là về [[phối âm]], [[phối khí]]. Trước khi là nhạc sĩ, Doãn Mẫn từng là nhạc công biểu diễn nhiều nơi.
 
Cũng như nhiều thanh niên thời đó, Doãn Mẫn bị dòng nhạc phương Tây, mà chủ yếu là nhạc Pháp cuốn hút. Ông cùng [[Văn Chung]] và [[Lê Yên]] lập nhóm nhạc [[nhóm Tricéa|Tricéa]] tụ tập trao đổi về âm nhạc và sáng tác. Tên nhóm Tricéa có nghĩa: 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ [[tiếng Pháp]]: Collection Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés: "Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc của nhóm người viết nhạc Annam". Cùng nghe những đĩa nhạc của [[Tino Rossi]], [[Josephine Baker]], họ cùng nhau sáng tác những bài hát của riêng mình: Văn Chung có ''Bóng ai qua thêm'', ''Đôi mắt huyền'' và Lê Yên có ''Bẽ bàng'', ''Vườn xuân''. Theo đánh giá của [[Phạm Duy]], thì: Doãn Mẫn là người thành công nhất trong 3 thành viên nhóm nhạc Tricéa. Nhạc của Doãn Mẫn dành riêng cho [[Ghi-ta]] [[Hawaii]], loại nhạc cụ sở trường của ông, và thuần túy soạn trên âm giai thất cung<ref>[http://phamduy.com/vi/van-nghien-cuu/khai-quat-ve-tan-nhac-viet-nam/5452-xu-huong-nhac-tinh-duy-nhien-lang-man-tru-tinh-nhom-tricea Phạm Duy bình luận âm nhạc của nhóm Tricéa]</ref> (heptatonic, bảy nốt) của phương Tây, mà không dùng [[Ngũ cung (âm giai)|âm giai ngũ cung]] của nhạc dân tộc.
 
Doãn Mẫn sáng tác ca khúc đầu tay ''Tiếng hát đêm thu'' năm [[1937]], lời của Văn Chung. Sau đó nhiều nhạc phẩm khác lần lượt ra đời ''Gió thu'' (1937), ''Một buổi chiều thu'' (1939), và ''Biệt ly'' (1939).