Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George Berkeley”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ctmt (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Bd (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
notable_ideas = [[Chủ nghĩa duy tâm chủ quan]], [[The master argument|The Master Argument]]|
}}
'''George Berkeley''' (đọc là ''bác-kơ-li'') ([[1685]] – [[1753]]), hay '''Giám mục Berkeley''', là một nhà triết học người Ai Len. Thành tựu triết học chính của ông là việc đưa ra một học thuyết mà ông gọi là "[[chủ nghĩa phi vật chất]]" (''immaterialism'', sau được người khác gọi là [[chủ nghĩa duy tâm chủ quan]] (''subjective idealism'')). Học thuyết này, được tổng kết bởi câu châm ngôn của ông: ''"Esse est percipi"'' ("[[Tồn tại]] nghĩa là được nhận thức bằng [[tri giác]]"), cho rằng các cá nhân chỉ có thể biết trực tiếp các [[cảm giác]] và [[ý niệm]] về các khách thể, không biết về những thứ trừu tượng chẳng hạn như "[[vật chất]]". Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm: ''A [[Treatise Concerning the Principles of Human Knowledge]]'' (Luận về các nguyên lý của tri thức con người) (1710) và ''[[Three Dialogues between Hylas and Philonous]]'' (Ba cuộc hội thoại giữa Hylas và Philonous) (1713), trong đó các nhân vật Philonous và Hylas đại diện cho chính Berkeley và [[John Locke]] - nhà triết học cùng thời với ông. Năm 1734, ông xuất bản cuốn ''[[The Analyst]]'' với nội dung phê phán các nền tảng của môn [[giải tích]] (''calculus''), cuốn này đã có ảnh hưởng đối với sự phát triển của ngành toán học.
 
Ảnh hưởng của Berkeley còn được phản ánh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo được đặt tên theo tên ông. Cả trường [[Đại học California, Berkeley]], và [[Berkeley, California|thành phố]] đã mọc lên quanh trường đều được đặt theo tên ông, tuy phát âm đã được biến đổi để phù hợp với [[tiếng Anh Mỹ]] --(đọc là ''bớc-cơ-li'').