Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến Đại Tây Dương (1939–1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n chính tả, replaced: tầu → tàu (24), Tầu → Tàu using AWB
Dòng 45:
Anh Quốc là một đảo đế quốc phụ thuộc nhiều vào tài nguyên từ thuộc địa bên ngoài. Để tiếp tục chiến đấu chống Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Trận đánh trên Đại Tây Dương thật ra đơn giản chỉ vì Anh cần tiếp vận và Đức ra sức đánh chìm tàu bè để cắt tiếp vận này.
 
Từ năm 1942, Đức dự đoán Đồng Minh sẽ từ bờ biển Anh đổ bộ vào Pháp nên cố gắng đánh phá các tầutàu tiếp vận không cho Anh củng cố lực lượng. Quân Đồng Minh thì cho rằng muốn đạt được mục tiêu tấn công vào xứ Đức, trước tiên phải đánh gục hải quân Đức.
 
== Đụng độ lúc ban đầu (tháng 9 1939 – tháng 5 1940) ==
Năm 1939, hải quân Đức không đủ sức đánh lại lực lượng phối hợp hải quân Anh và hải quân Pháp. Đức phải dùng chiến lược tấn công tầutàu buôn của đối phương bằng tầutàu chiến, tầutàu buôn vũ trang, tầutàu ngầm và máy bay oanh tạc. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ hải quân Đức đã có mặt trên Đại Tây Dương với nhiều tầutàu ngầm, tầutàu tác chiến nhỏ với hỏa lực cao (''Panzerschiff''), như chiến hạm ''Deutschland'' và chiếc [[tàu tuần dương|tuần dương]] nổi tiếng ''[[Admiral Graf Spee]]''.
[[Tập tin:Graf Spee at Spithead.jpg|nhỏ|trái|Chiến hạm Admiral Graf Spee tại Spithead]]
Trong vòng vài tiếng sau khi Anh-Pháp tuyên chiến với Đức, hải quân Đức ra tay tấn công thuyền bè của đối phương. TầuTàu ngầm U-30 của Đức bắn chìm chiếc tầutàu du lịch SS ''Athenia'' mặc dầu có lệnh không được đánh chìm tầutàu chở khách. Trong thời gian đầu hạm đội tầutàu ngầm của Đức chỉ có 57 chiếc, phần lớn là loại nhỏ, tầm hoạt động ngắn, thường chỉ dùng vào việc thả [[thủy lôi]] và hành quân dọc bờ biển Anh. Đa số các cuộc tấn công tầutàu buôn lúc này dùng [[mìn]] do tầutàu khu trục gài đặt, máy bay oanh tạc và tầutàu ngầm đánh phá bên ngoài hải phận các hải cảng của Anh.
 
Quân Anh-Pháp cũng ra sức dùng hải quân bao vây Đức, nhưng trên thực tế không gây ảnh hưởng gì đáng kể đến kỹ nghệ Đức. Hải quân Anh đồng thời thiết kế hệ thống hộ tống tầutàu buôn, nhiều đoàn đến từ những nơi xa như [[Panama]], [[Mumbai|Bombay]] và [[Singapore]] - luôn luôn canh phòng chờ đợi tầutàu ngầm địch đến đánh phá. Winston Churchill lúc này đang là bộ trưởng hải quân Anh, muốn các đoàn tầutàu phải chủ động tác chiến với hải quân Đức hơn là tình trạng chờ đến mới chống trả. Hải quân Anh thành lập các phi đội từ các hàng không mẫu hạm trinh sát dọc hành lang của các tuyến tầutàu buôn, truy lùng và phá hủy tầutàu ngầm Đức - nhưng kế hoạch này thất bại vì tầutàu ngầm của Đức quá nhỏ và lặn quá nhanh, không thể phát hiện được từ máy bay, và cho dù có phát hiện được vũ khí trang bị trên máy bay lúc này không đủ sức bắn hủy được tầutàu ngậm. Ngày [[14 tháng 9]] năm 1939, hàng không mẫu hạm [[HMS Ark Royal (91)|HMS ''Ark Royal'']] suýt bị đánh chìm khi bị tầutàu ngầm U-39 bắn. May mắn là ngư lôi nổ sớm trước khi đến gần chiến hạm. Chiếc U-39 ngay sau đó bị các chiến hạm hộ tống đánh chìm. Đây là chiếc U-Boat đầu tiên bị tiêu diệt. Ba ngày sau hải quân Anh mới thấu hiểu thất bại của kế hoạch truy lùng khi hàng không mẫu hạm [[HMS Courageous (50)|HMS ''Courageous'']] bị U-Boat U-29 đánh chìm.
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-2006-1130-500, Kapitänleutnant Günther Prien.jpg|nhỏ|trái|Günther Prien năm 1940]]
Một tháng sau, thuyền trưởng Đức [[Günther Prien]] chỉ huy chiếc U-47 lặn tuốt vào căn cứ hải quân Anh tại [[Scapa Flow]] là đánh chìm chiến hạm HMS ''Royal Oak'' đang thả neo tại đó. Sau cuộc đánh phá táo bạo này Prien được Đức ban danh hiệu chiến sĩ anh hùng.
Dòng 58:
Tại phía nam của Đại Tây Dương, chỉ trong ba tháng chiến hạm ''Admiral Graf Spee'' của Đức phá hủy hơn 50.000 tấn tàu bè, gây rất nhiều tổn thất cho Đồng Minh. Hải quân Anh-Pháp mở cuộc truy lùng ráo riết chiến hạm này. Trong khi đó chiếc ''Deutschland'' cũng đạt nhiều thành tích trên mạng bắc đại dương. Đến giữa tháng 12 năm 1939 thì chiếc ''Admiral Graf Spee'' bị một lực lượng nhỏ của hải quân Anh phát hiện đang đánh phá tàu bè tại cửa sông biên giới Argentina-Uruguay (''Río de la Plata''). Sau khi bị thương trầm trọng, ''Admiral Graf Spee'' trốn về cảng trung lập [[Montevideo]] rồi tự đánh đắm ngay sau đó.
 
Sau một loạt đụng độ đầu tiên, chiến trường Đại Tây Dương lắng xuống một thời gian. Đại đô đốc Đức [[Karl Dönitz]] tăng cường lực lượng tầutàu ngầm, dồn hết các U-Boat ra biển. Kế hoạch này gặp khó khăn vì tàu ngầm cứ phải về căn cứ lấy thêm nhiên liệu và tiếp tế vũ khí. Ngoài ra thời tiết lạnh giá mùa đông cuối năm 1939 làm nhiều tàu ngầm bị kẹt trong băng đá.
 
Đến mùa xuân năm [[1940]], [[Adolf Hitler|Hitler]] đặt kế hoạch cuộc tấn công các nước Bắc Âu, triệu tập các chiến thuyền và tầutàu ngầm đang hoạt động tại tây-nam Đại Tây Dương về biển Bắc để bắt đầu [[chiến dịch Weserübung]].
 
[[Ngư lôi]] [[từ trường]] của U-Boat thường nổ quá sớm trước khi chạm được đến tàu địch hoặc chạy bên dưới gầm tàu. Suốt một thời gian, quân Đức không bắn phá được chiến hạm địch vì lỗi này. Bộ kỹ nghệ thiết kế vũ khí thì cho rằng lỗi là do thuỷ thủ không biết sử dụng. Nhưng sau đó họ khám phá ra trục trặc về [[từ trường]] do thay đổi theo vĩ tuyến xứ lạnh và độ sâu của tàu ngầm. Hải quân Đức sau đó phải dựa theo thiết kế ngư lôi của Đồng Minh.
Dòng 89:
Bộ chỉ huy Anh lúc bấy giờ phát hiện được một điểm quan trọng trong công tác hành quân hộ tống tàu buôn. Đoàn tàu buôn lớn với ít hộ tống dễ tránh phát hiện hơn là đoàn tàu nhỏ nhưng có hộ tống lớn.
 
Quân Đức giải mã được nhiều tín hiệu mật của hàng hải Anh nên có thể dự đoán hành trình của đoàn tầutàu buôn và nằm sẵn trước chờ phục kích. Tàu ngầm Đức thường tấn công theo chiến thuật bầy sói, năm sáu chiếc hoạt động điều hợp bằng liên lạc vô tuyến. Khi nhận được từ tín hiệu từ tàu chỉ huy, các tàu khác đồng loạt trồi lên mặt nước bắn phá tàu địch - thường là vào ban đêm. Các tàu hộ tống hải quân Anh lúc này rơi vào thế thụ động vì hệ thống rà sóng lòng biển ASDIC khó nhận được tàu ngầm khi đã trồi lên mặt nước. Radar thời này cũng còn yếu kém và thiếu chính xác. Do đó khi đội canh phòng trên tàu Anh phát hiện được tàu ngầm Đức thì đã quá trễ, khó xoay sở và dễ bị bắn chìm.
 
Chiến thuật tấn công theo kiểu bầy sói đạt nhiều thắng lợi nhất vào tháng 9 - 10 năm 1940, phá hủy rất nhiều các đoàn tàu tiếp vận của Anh. Ngày [[21 tháng 9]], đoàn tàu HX 72 gồm 42 thủy thủ bị 4 chiếc U-boot tấn công. Trong hai ngày đánh nhau, 11 tàu buôn bị chìm, 2 tàu bị phá hỏng. Tháng 10, đoàn tàu SC 7 bị tổn thất 59% hàng tiếp vận. Trận tấn công đoàn tàu HX 79 trong những ngày sau đó là chứng minh hiệu lực của tàu ngầm Đức trên xa khả năng phòng thủ của hải quân Anh. Hạm đội Đồng Minh gồm 2 khu trục hạm, 4 tàu hộ vệ, 3 tàu kéo và 1 tàu rà mìn bị tấn công và tổn thất 1/4 lực lượng trong khi không một chiếc U-Boat nào bị thương. Ngày [[1 tháng 12]], 7 chiếc U-boot và 3 chiếc tàu ngầm Ý tấn công đoàn tàu HX 90, bắn chìm 10 tàu chiến của Đồng Minh và phá hỏng 3 chiếc khác. Dönitz theo đó tăng cường và phát huy chiến thuật tấn công bầy sói.