Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạn tự hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: tầu → tàu (69), Tầu → Tàu (4) using AWB
n →‎Sơ lược lịch sử đạn tự hành chống tăng ATGM: chính tả, replaced: xử dụng → sử dụng using AWB
Dòng 117:
Mỗi đầu đạn lõm có cấu tạo cơ bản là khối thuốc nổ lõm bao ngoài tấm tích năng lượng. Khối thuốc lõm ngày nay dùng HMX truyền nổ rất nhanh. Sau khi nổ, tấm tích năng bị nén thành một vật chất có mật độ cao, tốc độ cao, nhiệt độ cao để xuyên giáp (link trên). Tấm tích năng thường làm bằng đồng và có thể làm bằng volphram. Vì cấu tạo này, đầu đạn lõm muốn xuyên tốt cần được điểm hỏa đúng khoảng cách và thời điểm với yêu cầu chính xác phần vạn giây. Đạn B41 RPG-7V dùng tinh thể áp điện để tạo điện kích nổ khi va đập, tránh dùng ngòi cơ khí gây trễ như B40. Ngày nay các ATGM kích nổ điện nhưng bằng mạch điển tử thông minh. Cho đến nay, cũng chỉ ATGM Nga dùng loại trạm truyền nổ chữ U.
 
Loại đạn tự hành chống tăng đầu tiên Đức xửsử dụng là một xe xích lái từ xa chạy bằng động cơ đốt trong, xe mang một khối thuốc lớn, không khoan được giáp nhưng lật ngửa được xe tăng. Xe được lái bằng dây rất đơn giản, dây dẫn là dây đôi truyền điện, nếu không có điện thì xe đi thẳng, có một chiều điện thì xe rẽ một bên, đổi chiều điện thì xe rẽ bên khác, hệ thống điều khiển chỉ có vài diode lọc điện tần số thấp mà con người đã biết từ 187x, rất tin cậy, dòng điện sẽ hút các bộ côn kéo 2 xích hai bên. Nguyên lý này cũng được sử dụng để điều khiển các ngư lôi cổ.
 
Loại tên lửa chống tăng có điều khiển đầu tiên là [[:en:Ruhrstahl X-4|Ruhrstahl X-7]], một phiên bản của [[:en:Ruhrstahl X-4|Ruhrstahl X-4]] <ref>[http://www.luft46.com/missile/x-4.html Ruhrstahl X-4 Air-to-Air missile Luft '46 entry<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/X-4_missile#X-7_anti-tank_missile Ruhrstahl X-4 - Wikipedia, the free encyclopedia<!-- Bot generated title -->]</ref>. Các đạn này lái bằng tín hiệu truyền qua dây, đạn vừa bay vừa xả dây dẫn ra. Panzerabwehrrakete X-7 (tên lửa chống tăng X-7) là tên chính thức của ATGM này, nặng 9&nbsp;kg, vận tốc khoảng 100&nbsp;m/s, tầm bắn 1000 mét. Đạn sử dụng 2 tầng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, có hai cánh, mang hai dây điều khiển, một dây lên xuống và một dây trái phải. Đạn có con quay hồi chuyển và khi bay đạn quay với vận tốc 2 vòng / giây, nhờ con quay hồi chuyển mà mạch điện sẽ nối khi đạn quay đến góc thích hợp để thực hiện lệnh lái, đạn phun ra bột sang để người điều khiển dễ quan sát. Link chi tiết về tên lửa này <ref>[http://www.oocities.org/pizzatest/panzerfaust12.htm ATGM Panzerabwehrrakete<!-- Bot generated title -->]</ref>. Đầu đạn nhồi 2,5&nbsp;kg và điểm hỏa bằng ngòi chạm nổ. Đạn ra đời trong tình huống mà mạch điện tử còn quá yếu nên các giải pháp kỹ thuật quá phức tạp, do đó đạn không được ứng dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, nguyên tắc điều khiển này là nguyên tắc chung cho đến nay.