Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Trường Tộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ liên kết đến "Đà Nẵng": . (TW)
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n Sửa đổi hướng
Dòng 30:
Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện [[Nghi Lộc]], tỉnh [[Nghệ An]]). Tại đây, ông được [[Giám mục]] [[người Pháp]] tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm [[1846]]) dạy cho học [[tiếng Pháp]] và giúp cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của [[phương Tây]]<ref>GS. [[Đào Duy Anh]] viết: "...Tiên sinh (Nguyễn Trường Tộ) đã được Giám mục Gauthier, giáo phận Xã Đoài dạy cho tiếng Pháp, cung cấp cho các bản dịch chữ Hán của các sách Tây phương và cho đi du lịch ở [[Hồng Kông|Hong Kong]] và [[Singapore]]" (''Bulletin des Amis du Vieux Hue'' số 2 [[tháng tư|tháng 4]] - [[tháng sáu|6]] năm [[1944]], tr. 135).</ref>.
 
Cuối năm [[1858]], ông đi cùng Giám mục Gauthier vào vào [[Đà Nẵng]] tránh nạn "phân tháp" (sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung như trước)<ref>Đầu [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1858]], quân Pháp bắt đầu đánh chiếm cảng Đà Nẵng. Để kiểm soát và ngăn chặn người Công giáo có thể tiếp tay với họ, Triều đình Huế cho bắt giam các giáo sĩ và trùm trưởng, đồng thời ra lệnh "phân tháp" giáo dân. Nghĩa là phân tán người Công giáo bằng cách tháp nhập (sáp nhập) hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung. Đây là một biện pháp gây nhiều thiệt hại và đau khổ cho đồng bào Công giáo lúc bấy giờ (theo Nguyễn Bá Cần, bản điện tử trang 1).</ref>.
 
Đầu năm [[1859]], Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng ([[Hồng Kông]])<ref>Sau khi quân Pháp bị cầm chân ở Đà Nẵng (xem: [[Trận Đà Nẵng (1858-1859)]]), theo Nguyễn Bá Cần (sách đã dẫn, bản điện tử trang 1), thì các giáo sĩ Pháp ở Đà Nẵng, đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp đánh [[Cố đô Huế|kinh đô Huế]]. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể đánh Huế mà phải chuyển hướng về [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Do đó, trước khi đem quân vào [[Nam Kỳ|Nam]], Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hương Cảng. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ đã đi sang nơi đó trong hoàn cảnh như thế.</ref> và một số nơi khác...<ref>Hầu hết các tác giả, kể cả Nguyễn Trường Cửu (con trai của Nguyễn Trường Tộ) đều nói là từ Hồng Kông, Giám mục Gauthier đã đem Nguyễn Trường Tộ sang [[Pháp]], sang [[Roma]] ([[Ý]]) vào chầu [[Giáo hoàng Piô IX]]. Nhưng nay thì biết rõ rằng trong những năm [[1859]]-[[1860]], Giám mục Gauthier không về Pháp. GS. [[Đào Duy Anh]] nói là "Giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Hồng Kông rồi để cho Nguyễn Trường Tộ một mình đi Pháp”...Sự thực là với tài liệu hiện có, không biết chắc được là trước năm [[1861]], Nguyễn Trường Tộ có đi sang các nước phương Tây để tìm tòi học hỏi hay chỉ quanh quẩn ở các nước [[Đông Nam Á]] như Hồng Kông, [[Mã Lai]]... là những nơi có cơ sở hậu cần lớn của Hội Truyền giáo Nước ngoài của Paris...(theo Nguyễn Bá Cần, bản điện tử trang 1. Cũng theo ông Cần thì ông Tộ có lẽ sang Ý nhân chuyến đi Pháp năm [[1867]]).</ref>