Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Duy Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ liên kết đến "Đà Nẵng": . (TW)
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n Sửa đổi hướng
Dòng 6:
Năm [[Minh Mạng]] thứ 15 ([[1834]]), ông đỗ Cử nhân khoa Giáp Ngọ, tại trường thi [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]]. Cũng theo gia phả, ông là người văn hay, chữ tốt, có giọng đọc hay nên nhiều lần làm lễ tế [[đàn Nam Giao|đàn ở Nam Giao]], vua [[Tự Đức]] đều triệu ông đến đọc văn tế. Sau khi đỗ Cử nhân, ông được làm Hành tẩu Bộ lại, đến năm Tự Đức thứ nhất ([[1847]]) được làm Bố chánh sứ tỉnh [[Phú Yên]]. Năm 1848 ông được cử làm Chánh Chủ khảo trường thi Hương, [[Thanh Hóa]]. Năm Tự Đức thứ 5 ([[1852]]), ông được triều đình điều về làm Tham Tri Bộ Lại. Năm Bính Thìn (1856) ông được bổ nhiệm làm quan Duyệt quyển khoa thi Hội.
 
Tháng 7 năm [[Mậu Ngọ]] ([[1858]]), năm Tự Đức thứ 11, thực dân [[Pháp]] nổ súng đánh [[Đà Nẵng]]. Trong lúc quân triều đình, dưới sự chỉ huy của [[Nguyễn Tri Phương]], thực hiện cuộc chống trả tương đối có hiệu quả, cầm chân quân Pháp tại Đà Nẵng, thì mẫu thân Võ Duy Ninh mất. Theo quy định của triều đình, ông được về cư tang (chịu tang) mẹ 3 tháng.
 
Tháng 11 năm [[1858]], triều đình cử ông vào Nam Kỳ giữ chức Hộ đốc thành [[Gia Định]]. Sau đó một năm, đầu năm [[1859]], ông được thăng làm Tổng trấn Định - Biên, cai quản hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa. Tuy nhiên, khi ông vừa đến Gia Định nhậm chức Tổng trấn mới vẻn vẹn được hai ngày thì quân Pháp nổ súng tấn công Cần Giờ - Gia Định. Cuộc chiến đấu chống giặc Pháp từ Cần Giờ đến thành Gia Định diễn ra trong gần một tháng trời với ưu thế về vũ khí nghiêng hẳn về phía quân Pháp.