Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vân Phong (thiền sư)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thiền Sư Vân Phong
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 08:49, ngày 18 tháng 12 năm 2005

Vân Phong (?-956), có tên gọi khác là Chủ Phong, tu tại chùa Khai Quốc 1, kinh đô Thăng Long, người Từ Liêm 2, quận Vĩnh Khương, Sư họ Nguyễn và là đời (hay thế hệ) thứ 3, dòng Vô Ngôn Thông.

Cơ duyên và hành trạng

Khi mẹ Sư mang thai, bà thường ăn chay, tụng kinh. Lúc sinh thấy có ánh sáng lạ chiếu khắp nhà.

Cha mẹ thấy điềm lạ, nên khi Sư lớn lên, cha mẹ cho Sư xuất gia theo hầu Sư Thiện Hội ở Siêu Loại. Sư thuộc hàng cao đệ, được thầy truyền dạy thiền yếu

Thiện Hội có lần bảo Sư: Sống chết là việc lớn, cần phải giải quyết ngay.

Sư hỏi: Khi sống chết đến, làm sao tránh khỏi?

Hội đáp: Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.

Sư hỏi: Thế nào là chỗ không sống chết?

Hội đáp: Ngay trong sống chết nắm lấy nó mới được.

Sư hỏi: Làm sao mà hiểu?

Hội đáp: Ngươi hãy đi, chiều nay sẽ đến.

Chiều Sư lại vào, như đã hẹn, Hội bảo: Đợi đến sáng mai đông đủ, sẽ chứng minh cho ngươi.

Sư tỉnh ngộ, liền sụp lạy.

Hội hỏi: Ngươi thấy đạo lý gì?

Sư thưa: Con đã lĩnh hội.

Hội hỏi: Ngươi hiểu như thế nào?.

Sư đưa nắm tay lên, thưa: Bất tiếu là cái này đây3.

Hội liền bảo thôi.

Thiền Sư Vân Phong mất vào năm Bính thìn là năm thứ ba niên hiệu Hiển Đức đời Châu (956).

Nguyên bản Hán văn

Chú thích

  1. Theo Tây Hồ chí, phần về Cổ tích, ghi: Chùa Khai Quốc ở tại bờ sông Nhị hà, phía bắc của hồ Tây, nay là bến Yên Phụ.
  2. Theo Kiến văn tiểu lục có ghi: Vào thời Lý, Trần, đặt trấn Vĩnh Khương, ở Từ Liêm.
  3. Bất tiếu (不肖): Con không được như cha gọi là bất tiếu. Con hư cũng gọi là bất tiếu. Tiếu nghĩa là suy vi, hư hỏng, mất mát.

Tham khảo

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán