Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp định Genève 1954”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Felo (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 11451920 của Felo là con... (Thảo luận)
thảo luận đã Felo
Dòng 9:
{{chính|Kế hoạch Navarre|Cuộc hành quân Atlante|Chiến cục đông-xuân 1953-1954|Chiến dịch Điện Biên Phủ}}
[[Tập tin:CamcoDienBienPhu.jpg|nhỏ|250px|trái|[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ]]
Tháng 7 năm [[1953]], chỉ huy mới của quân [[Liên hiệp Pháp]], tướng [[Henri Navarre]], đến [[Đông Dương]]. Được sự hứa hẹn về việc [[Mỹ]] tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "[[Kế hoạch Navarre]]".
 
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở [[cuộc hành quân Hirondelle]] ("Con én") vào [[Lạng Sơn]] và cuộc hành binh "Camargue" vào [[Quảng Trị]] nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở [[Lạng Sơn]], quân Liên hiệp Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1.
 
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953 Liên hiệp Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm [[Na Sản]] để ngăn [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tiến công quân Liên hiệp Pháp ở Lào.<ref>p 497 Việt Sử Toàn Thư</ref>
 
Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở [[Chiến dịch Hải Âu|Cuộc hành quân Moutte]] vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] trong cuộc tiến công 1953-1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] được đề ra hồi tháng 9, [[đồng bằng Bắc Bộ]] chỉ là chiến trường phối hợp. [[Chiến dịch Hải Âu|Cuộc hành quân Moutte]] diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam.
 
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở [[cuộc hành quân Castor]] đánh chiếm [[Điện Biên Phủ]] - Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi [[pháo binh]] và hỏa lực [[không quân]] vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn [[Điện Biên Phủ]] - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 [[dặm]] đường không, với sự chi viện của khoảng 400 [[máy bay]]. Quân Liên hiệp Pháp sau những trận đánh nống thất bại đã nhường các điểm cao xung quanh cho [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], Navarre cho rằng khi đó [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. [[Điện Biên Phủ]] được Navarre xem như là một ''"cái nhọt tụ độc"'', hút hết phần lớn chủ lực của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] và đảm bảo an toàn cho [[đồng bằng Bắc Bộ]].
 
Khi đó, Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]] đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở [[Nam Bộ]]. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của [[Bộ Quốc phòng (Việt Nam)|Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], các chỉ huy quân sự quyết định mở [[Chiến cục đông-xuân 1953-1954]] để xé lẻ khối quân chủ lực của Liên hiệp Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con [[đường mòn Hồ Chí Minh]].
 
Khi đó, Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]] đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở [[Nam Bộ]]. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của [[Bộ Quốc phòng (Việt Nam)|Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], các chỉ huy quân sự quyết định mở [[Chiến cục đông-xuân 1953-1954]] để xé lẻ khối quân chủ lực của Liên hiệp Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con [[đường mòn Hồ Chí Minh]].
[[Tập tin:Indochina,1954.jpg|nhỏ|Bản đồ Đông Dương tháng 7 năm 1954, Nguồn: The Pentagon Papers Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954", page 123 (Boston: Beacon Press, 1971)]]
[[Chiến dịch Lai Châu]] và [[Chiến dịch Trung Lào]] tháng 12 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954 đã giúp [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] nắm giữ mảng lớn còn lại của vùng Tây Bắc (Điện Biên Phủ chỉ là một thung lũng nhỏ) và phần lớn vùng Trung và Nam Lào.<ref name="Spencer.Encyc.190">Spencer C.Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 2000, tr. 190.</ref>
 
Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một ''"pháo đài bất khả xâm phạm"'' trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của [[Võ Nguyên Giáp]] khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở hút đi của Liên hiệp Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở [[đồng bằng Bắc Bộ]].
 
Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]] quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 [[sư đoàn]] với một số lượng lớn [[pháo]] xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này [[Chiến tranh Triều Tiên|tham chiến tại Triều Tiên]]). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho [[Liên hiệp Pháp]] tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] được huấn luyện ở [[Liên Xô]] về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] bao vây quân [[Liên hiệp Pháp]] ở [[Điện Biên Phủ]].
 
Cuộc [[Chiến dịch Điện Biên Phủ|vây hãm Điện Biên Phủ]] diễn ra từ ngày [[13 tháng 3]] đến ngày [[7 tháng 5]] khi quân Liên hiệp Pháp đầu hàng. Ở [[Washington, D.C.|Washington]] đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống [[Dwight D. Eisenhower|Eisenhower]] đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền [[Anh]] sẽ không ủng hộ.
 
Cục diện chiến trường [[Đông Dương]], tại thời điểm trong và sau [[Chiến dịch Điện Biên Phủ]], [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] kiểm soát khoảng 2/3 [[lãnh thổ]] [[Việt Nam]], nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, [[Liên hiệp Pháp]] kiểm soát một số tỉnh [[đồng bằng]] và các [[thành phố]] lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
 
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm [[Điện Biên Phủ]] thất thủ, toàn bộ 18.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] trong toàn bộ [[chiến tranh Đông Dương]]. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa [[châu Á]] đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một [[cường quốc]] [[châu Âu]]. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì [[Đông Dương]] là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày [[8 tháng 5]], [[hội nghị Geneva]] bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
 
==Thành phần tham dự==
Hàng 202 ⟶ 203:
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố: "''Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ''", nhưng đồng thời còn nói thêm là ông "''nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc''"<ref name="insurgency1" />. Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng, mục tiêu của Quốc gia Việt Nam là "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ".<ref name="insurgency1">The Reunification of Vietnam, PRESIDENT NGO DINH DIEM'S BROADCAST DECLARATION ON THE GENEVA AGREEMENTS AND FREE ELECTIONS (July 16, 1955), page 24, Vietnam bulletin - a weekly publication of the Embassy of Vietnam in United States, Special issue No.16, Available [http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/1653/16530101012.pdf online] Trích: "Our policy is a policy for peace. But nothing will lead us astray of our goal, the unity of our country, a unity in freedom and not in slavery. Serving the cause of our nation, more than ever we will struggle for the reunification of our homeland. We do not reject the principle of free elections as peaceful and democratic means to achieve that unity. However, if elections constitute one of the bases of true democracy, they will be meaningful only on the condition that they be absolutely free. Now, faced with a regime of oppression as practiced by the Viet Minh, we remain skeptical concerning the possibility of fulfilling the conditions of free elections in the North." dịch là "''Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc.''"</ref>.
 
Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở cả hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì sự thật phức tạp hơn nhận định của các nhà phê bình. Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn bởi các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam]] tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận [[Vinh]], những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến [[Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương]] không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị.<ref>Duncanson, Dennis J. ''Government and Revolution in Vietnam''. New York: Oxford University Press, 1968. tr 223, trích "But Diem set his face against even the preparatory discussions about elections which the Final Declaration had enjoined (its force, if any, was uncertain); his behaviour was put down in the West most commonly to obstinacy and avidity for despotic power". Trích "yet the truth was more complicated then either these critics, or the drafter of the agreement, may have realized. Obstinate and avid for power Diem may also have been, but the decisive factor for him was the balance of population between North and South: before the cease-fire the Commumists had had under their control barely a quater of the total population of the country, and perhaps not that; the cease-fire had awarded them, with their slightly smaller half of the national territory, a clear majority (even taking account of their transfer of population) of close on 2 millions". Trích :"''In the circumstances prevailing in 1955 and 1956 - anarchy of the Sects and of the retiring Vietminh in the South, terror campaign of the land reform and resultant peasant uprising round Vinh in the North - it was only to be expected that voters would vote, out of fear of reprisals, in favour of the authorities under whom they found themselves; that the ICC had no hope of ensuring a truly free election at that time has been admitted since by the chief sponsor of the Final Declaration, Lord Avon.''"</ref> Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của Ducanson, theo các báo cáo của Ủy ban giám sát quốc tế thì trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam<ref>Clark Clifford. Set a date in Vietnam, Stick to it, Get out. The Life, 22nd May, 1970. P. 38</ref>.
 
Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève tuy nhiên vẫn tuyên bố ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ [[Dwight D. Eisenhower|Eisenhower]] thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho [[Hồ Chí Minh]] nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành.<ref>[http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/ddeho.htm Dwight D. Eisenhower, ''Mandate for Change'', 1953-56 (Garden City, NY: Doubleday & Compnay, Inc., 1963), trang 372]</ref>, do đó Mỹ thực tế lại ủng hộ việc Việt Nam Cộng Hòa từ chối tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam.{{fact|date=7-01-2013}} Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.