Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Tấn – Ngô (280)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 53:
 
===[[Đỗ Dự]]===
 
====Phản gián nước Ngô====
 
Tấn Vũ Đế lên ngôi cuối thời Tam Quốc, khi nước Thục Hán đã bị diệt. Phía nam chỉ còn lại nước Đông Ngô nhỏ yếu hơn nước Tấn. Vua nước Ngô là Tôn Hạo tàn bạo rất mất lòng người; tuy nhiên, Đông Ngô có sông Trường Giang hiểm trở. Vì thế, trong triều đình, ngoài một số ít người có ý tưởng đánh Ngô như Dương Hộ, Đỗ Dự và Trương Hoa, phần đông đều ngại tranh chiến và không tán thành.
Đại tướng Dương Hộ cầm binh quyền trong triều mấy lần đề nghị đánh Ngô nhưng Tấn Vũ Đế chần chừ không xuất trận. Qua mấy năm, Dương Hộ già yếu, trước khi mất Dương Hộ tiến cử Đỗ Dự với Tấn Vũ Đế. Vũ Đế nghe theo, phong ông làm Bình đông tướng quân. Tới khi Dương Hộ mất, ông được phong làm Trấn nam đại tướng quân, đô đốc Kinh châu chư quân sư, được ban xe truy phong.
Đỗ Dự đi tới biên ải, tập trung thao luyện quân sĩ, tuyển thêm quân tinh nhuệ. Sau đó Đỗ Dự ra quân trận đầu, lợi dụng tướng Ngô là Trương Chính lơ là phòng bị, đánh thắng quân Ngô.
Trương Chính là danh tướng Đông Ngô, bị thua trận đó rất xấu hổ, bèn giấu tin thua trận không dám báo với vua Ngô Tôn Hạo. Đỗ Dự dò biết việc đó, bèn sai người mang chiến lợi phẩm lấy được của Trương Chính dâng cho Tôn Hạo. Tôn Hạo tức giận bèn bãi chức của Chính, cho Lâm Hựu Hiền ở Vũ Xương ra thay.
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị, Đỗ Dự dâng thư lên Tấn Vũ Đế xin khởi đại quân đánh Ngô để thống nhất Trung Quốc. Ông phân tích rõ:
”…Hiện quân địch chỉ tập trung phòng thủ hạ du (sông Trường Giang) mà bỏ vùng thượng du… thế giặc đã cùng, không còn giữ trọn vẹn được cả hai vùng. Họ không cò khả năng tăng binh cho phía tay nên đành để kinh đô bỏ trống. Đây là cơ hội tốt để phá Ngô…”
Tấn Vũ Đế phê chuẩn bản tấu của Đỗ Dự. Tuy nhiên, vua Tấn không để ông hay một đại tướng khác là Vương Tuấn làm tổng chỉ huy mà lại sai sủng thần Giả Sung làm đại đô đốc.
 
====Tiêu diệt Đông Ngô====
 
Tháng 11 năm 279, 20 vạn quân Tấn chia 6 đường thuỷ, bộ tiến đánh Đông Ngô. Đỗ Dự cầm cánh quân từ Tương Dương xuôi về nam đến Giang Lăng.
Tháng giêng năm 280, Đỗ Dự dàn quân ở Giang Lăng. Ông chia quân bao vây chứ không tấn công, chặn đường rút lui của quân Ngô từ thượng du và chặn đường quân Ngô từ hạ du tiến lên. Mặt khác, ông cử tham quân Phàn Hiển và Doãn Lâm cùng tướng Chu Kỳ dẫn quân dọc bờ sông phía tây, đánh vào Thành Ấp, chiếm được thành.
Sau đó Đỗ Dự sai Chu Chỉ, Ngũ Sào nửa đêm mang quân phối hợp với Vương Tuấn đánh thành Lạc Hương. Đô đốc nước Ngô là Tôn Hâm lo sợ, tinh thần rối loạn. Hâm mang quân ra đánh nhau với Vương Tuấn bị bại trận, vội quay về. Chu Chỉ bố trí phục binh, trà trộn vào quân Ngô thua chạy về thành, xâm nhập thành Lạc Hương, đến tận dưới trướng của Tôn Hâm, bắt sống Tôn Hâm.
Chủ tướng vùng Giang Lăng bị bắt, quân Ngô rối loạn. Đỗ Dự hạ lệnh siết chặt thêm vòng vây Giang Lăng. Tướng Ngô là Ngũ Diên sai người trá hàng, bí mật bố trí quân trên thành để đánh úp quân Tấn nhưng không được. Đỗ Dự thúc quân Tấn đánh dữ dội vào thành, tiêu diệt quân Ngô, chiếm cứ Giang Lăng.
Tuyến phòng thủ thượng du của Đông Ngô bị mất, các vùng từ Trường Giang đến Tương Giang, Quảng Châu đều lần lượt bị quân Tấn đánh vỡ. Đạo quân của tướng Vương Tuấn tiến vào Kiến Nghiệp, bắt sống Tôn Hạo. Tuy nhiên, Vương Tuấn tham công, lại tâu lên triều đình rằng mình còn lấy được đầu đô đốc Tôn Hâm nữa. Sau này Đỗ Dự giải Tôn Hâm về, mọi người mới biết chuyện. Người ở kinh thành Lạc Dương cười mãi về chuyện này.
Đỗ Dự sai đưa tướng sĩ người Ngô và gia quyến họ lên Giang Bắc bổ sung vào nhân khẩu ở đó. Ông còn cắt đặt người làm trưởng sử ở Nam quận để trông coi việc địa phương. Vùng đất mới về tay nước Tấn nhanh chóng được ổn định trở lại.
 
==Sự phòng thủ yếu ớt của một số rất ít tướng trung thành nhà [[Đông Ngô]]==