Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư Mã Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Tư Mã Việt''' (chữ Hán: 司馬越, ?-311), tức '''Đông Hải Hiếu Hiến vương''' (東海孝詭王), là tông thất của nhà Tấn, …”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tư Mã Việt''' ([[chữ Hán]]: 司馬越, ?-311), tức '''Đông Hải Hiếu Hiến vương''' (東海孝詭王), là tông thất của [[nhà Tấn]], một trong tám vị chư hầu vương trong [[loạn bát vương]] đầu thời [[Nhà Tấn|Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
Ông nội của Tư Mã Việt là [[Tư Mã Quỳ]], em trai của Tấn Tuyên đế [[Tư Mã Ý]]. Họ Tư Mã từ năm 251 đã nắm được quyền chính của nhà Ngụy, trải qua ba đời là Tuyên đế Tư Mã Ý (phụ thân Tư Mã Luân), Cảnh đế Tư Mã Sư và Văn đế Tư Mã Chiêu. Đến năm 265, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm cướp ngôi nhà Ngụy, lập ra [[nhà Tấn]]. Về thế thứ trong dòng họ, Tư Mã Việt thuộc dòng thứ, gọi Tấn Vũ đế Tư Mã Viên là anh và thuộc hàng chú của [[Tấn Huệ đế]] Tư Mã Trung.
==Được phong Đông Hải vương==
 
Buổi đầu, Tư Mã Việt được phong làm Kị đô úy, cùng phò mã đô úy Dương Mạc và Lang Tà quận vương [[Tư Mã Luân]] làm thị giảng cho thái tử Tư Mã Trung (con trai [[Tấn Vũ đế]]). Năm 291, thời Huệ đế (tức Tư Mã Trung]], Tư Mã Việt tham gia vào cuộc lật đổ ngoại thích Dương Tuấn (ông ngoại Tấn Huệ đế), lập được công nên được phong làm Ngũ Thiên Hộ hầu, Phụ quốc tướng quân, Thượng thư Hữu phó xạ. Sau đó, ông được phong làm Đông Hải vương. Đến năm Vĩnh Khang, ông được thăng làm Trung thư lệnh, cai quản Trung thư giám.
==Diệt Tư Mã Nghệ==
 
Năm 301, [[Tư Mã Luân]]<ref>Con trai thứ 9 của Tấn Tuyên đế Tư Mã Ý, thuộc hàng bác của Tư Mã Việt</ref> cướp ngôi Tấn Huệ đế, mở ra loạn bát vương trong lịch sử Trung Quốc. Đến tháng 4 năm đó, Tề vương [[Tư Mã Quýnh]] giết chết Tư Mã Luân, lập lại Huệ đế và nắm quyền chính. Tuy nhiên sang tháng 12 năm 302, Trường Sa vương [[Tư Mã Nghệ]] giết [[Tư Mã Quýnh]] và nắm được quyền hành. Tấn Huệ đế phong cho Dương thị làm Hoàng hậu và cháu nội là [[Tư Mã Tân]] làm thái tôn<ref>Sau đó Tư Mã Tân mất sớm, Huệ đế phong cho con thứ là Tư Mã Đàm làm thái tử</ref>.
 
Năm Thái An thứ hai (303), Hà Gian vương [[Tư Mã Ngung]] và Thành Đô vương [[Tư Mã Dĩnh]] hợp binh đánh Tư Mã Nghệ. Hai bên giao chiến ác liệt, giằng co nhiều trận. Tư Mã Nghệ đem quân cố thủ Lạc Dương, lại sai Dương Trầm đánh Tư Mã Ngung. Cùng lúc đó, do đố kị với [[Tư Mã Nghệ]], Tư Mã Việt bèn nói loan lên rằng Tư Mã Ngung và Tư Mã Vĩnh đánh thành không phải vì muốn hại Tấn Huệ Đế mà vì muốn giết Nghệ, rồi truy lùng Nghệ. Nghệ trốn sang thành Kim Dung. Được Hoàng môn lang Phan Thao khuyến khích, Tư Mã Việt bèn báo cho Vương Phường là tướng của Tư Mã Ngung đem quân đánh [[Tư Mã Nghệ]], giết chết Nghệ.
 
Sau khi Tư Mã Nghệ bị giết chết, Tư Mã Dĩnh vào thành, tự xưng là Thừa tướng, Hoàng Thái đế và phong Tư Mã Việt làm Thượng thư lệnh.
==Phân tranh cùng Tư Mã Dĩnh==
 
Từ khi lên làm Hoàng Thái đệ, Tư Mã Dĩnh Dĩnh sinh kiêu căng, bị dân chúng bất mãn. Năm Vĩnh An thứ nhất (304), Tư Mã Việt tức giận cùng tướng [[Trần Mạch]] mang quân đánh Dĩnh. Dĩnh thua chạy về Nghiệp Thành. Việt phục ngôi cho Dương Hậu và Thái tử. Sau đó, Tư Mã Việt ép [[Tấn Huệ đế]] phong mình làm đại đô đốc, đưa Huệ đế Việt thân chinh cùng đánh Nghiệp Thành để tận diệt Tư Mã Dĩnh. Tuy nhiên do chủ quân, tưởng quân Dĩnh tan rã, nên bị Dĩnh đánh úp, thua chạy tơi tả, còn Tấn Huệ đế bị Thạch Siêu bắt đem về Nghiệp Thành.
 
Tư Mã Việt thua trận trốn sang Hạ Bi, nhờ Từ châu đô đốc, Đông Bình vương [[Tư Mã Mậu]] nhưng Mậu không chịu tiếp nên ông phải chạy về đất phong của mình là quận Đông Hải.
==Chú thích==
{{Tham khảo}}