Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cỏ biển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{cite web → {{chú thích web, {{cite book → {{chú thích sách, {{cite news → {{chú thích báo using AWB
Dòng 46:
 
==Dịch vụ hệ sinh thái==
Thỉnh thoảng cỏ biển được gắn mác là "các [[kỹ sư hệ sinh thái]]" do chúng tự tạo lập một phần môi trường sống của riêng mình. Điều này thể hiện ở chỗ lá cỏ biển làm chậm dòng chảy giúp đẩy mạnh quá trình [[lắng đọng trầm tích]], đồng thời [[rễ]] và thân rễ của cỏ còn giúp ổn định đáy biển. Cỏ biển mang tầm quan trọng đối với các loài sinh vật chủ yếu là vì (1) chúng cung cấp nơi trú ngụ cho các sinh vật đó, đồng thời (2) cỏ biển có [[năng suất sơ cấp]] rất cao. Chính vì thế mà cỏ biển mang đến cho vùng [[bờ biển]] nhiều [[hàng hóa hệ sinh thái]] và [[dịch vụ hệ sinh thái]] như cung cấp [[thủy sản|bãi đánh bắt cá]], giúp chắn [[sóng biển]], cung cấp khí [[ôxy]] và giúp chống [[xói mòn]] ven biển. Các bãi cỏ biển chiếm 15% tổng lượng dự trữ cacbon của đại dương. Mỗi hecta cỏ biển có thể giữ một lượng [[cacbon điôxít]] (CO<sub>2</sub>) gấp đôi so với mỗi hecta [[rừng mưa]]. Hàng năm cỏ biến cô lập được 27,4 triệu tấn CO<sub>2</sub>. Tuy nhiên, hiện tượng [[ấm lên toàn cầu]] khiến một số loài cỏ biển rơi vào nguy cơ tuyệt chủng; dự báo loài ''[[Posidonia oceanica]]'' sẽ biến mất vào khoảng năm 2050. Tác hại của điều này là sự giải phóng CO<sub>2</sub>.<ref>Tạp chí EOS, tháng 7-8 năm 2012</ref><ref>{{citechú newsthích báo |title=To Save the Planet, Save the Seas |url=http://www.nytimes.com/2009/12/27/opinion/27lafolley.html?ref=opinion |last=Laffoley |first=Dan |date=2009/12/26 |accessdate=2013/5/16 |work=The New York Times
}}</ref>
 
Dòng 59:
Các tác động từ thiên nhiên như [[bão]], sự ăn cỏ, sự cào phá của các tảng băng và sự khử nước là những tác động cố hữu đối với hệ sinh thái cỏ biển. Cỏ biển thể hiện tính [[co giãn kiểu hình]] (''phenotypic plasticity'') rất cao và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường.
 
Hiện cỏ biển đang suy giảm trên phạm vi toàn cầu. Trong những thập niên gần đây, có khoảng 30.000 &nbsp;km² cỏ biển đã biến mất. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động bất lợi từ phía con người, nhất là tình trạng [[phú dưỡng]] (thừa chất hữu cơ), phá huỷ cơ giới và [[đánh cá quá mức]].
 
Thứ nhất, nạn dư thừa chất dinh dưỡng hữu cơ như [[nitơ]], [[phốtpho]] gây đầu độc cỏ biển<ref>{{citechú bookthích sách|url=http://books.google.com/books?id=emkDvfazY2UC&pg=PA572&lpg=PA572&dq=toxic+nutrient+seagrass&source=bl&ots=K6rN0Xo4uO&sig=oUvyxlfV9Xw07nGowjhg7Y31m7Q&hl=en&sa=X&ei=rm2ZUfr0FcraigLzyIHwAQ&ved=0CDQQ6AEwAQ#v=onepage&q=toxic%20nutrient%20seagrass&f=false|title=Seagrasses: Biology, Ecology and Conservation|editor=Anthony W. D. Larkum, Robert J. Orth, Carlos Duarte|year=2006|pages=572|publisher=Springer}}</ref>, nhưng quan trọng hơn là chúng kích thích sự tăng trưởng của thực vật biểu sinh, rong biển trôi tự do và vi tảo trong nước, kết quả là làm giảm lượng [[bức xạ Mặt Trời]] đến với cỏ biển và gây hại cho quá trình quang hợp của cây. Lá cỏ biển thối rữa làm gia tăng hiện tượng [[nước nở hoa]], từ đó tạo ra [[thông tin phản hồi|phản hồi]] dương.<ref>{{citechú thích web|url=http://floridakeys.noaa.gov/scisummaries/seagrassnut.pdf|title=Seagrass Meadows and Nutrients|author=Cơ quan Quản trị Đại dương và Khí quyển Quốc gia (Hoa Kỳ)|accessdate=2013-05-19}}</ref> Điều này làm gây nên hiện tượng [[chuyển dịch chế độ]] (''regime shift''), nghĩa là tảo biển có thể phát triển lấn át hoàn toàn cỏ biển.
 
Thứ hai, các bằng chứng thu thập được cho thấy rằng hoạt động đánh bắt quá mức các loài [[săn mồi]] bậc trên của chuỗi thức ăn (tức cá ăn thịt cỡ lớn) làm gia tăng số lượng cá ăn thịt cỡ nhỏ, từ đó gây sút giảm số lượng các loài ăn tảo như [[động vật giáp xác]] và [[lớp Chân bụng|chân bụng]]. Hậu quả của việc này là sự phát triển mạnh của tảo.