Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Lào (trước năm 1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
[[Hình:Hophrakeao.JPG|nhỏ|350px|The [[Ho Phra Kaeo]] temple in Viang Chan, former home of the [[Emerald Buddha]], which was taken to [[Bangkok]] by the Siamese in 1779]]
-->
Với sự sụp đổ của [[Lan Xang|Lān Xāng]], sự chú ý của người Châu Âu tới nước Lào giảm sút, và chỉ có một vài người tới đây trong thế kỷ 18. Có ít tài liệu về những sự việc xảy ra bên trong nước Lào ở thời kỳ này. Năm 1763, cuộc xâm lăng lớn nhất của người Miến Điện đã diễn ra. Tất cả các vùng lãnh thổ Lào đều bị chinh phục. Năm 1767, [[vương quốc Ayutthaya]] sụp đổ. Một lần nữa, các dân tộc Thái có nguy cơ trở thành thần dân của Miến Điện. Nhưng người Xiêm ngay lập tức phát động một cuộc phản công. [[Taksin]], một vị tướng gốc Hán, đã tổ chức kháng chiến, đẩy lùi người Miến Điện và lập ra một thủ đô mới ở [[Bangkok]], từ đó ông bắt đầu cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Thái. Taksin tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774 và chiếm [[Thành phố Chiang Mai|Chiềng Mai]] năm 1776, thống nhất vĩnh viễn hai nước [[Xiêm]] và [[Lan Na|Lān Nā]]. Tướng của Taksin trong chiến dịch này là [[Thong Duang]], được biết đến với danh hiệu Chaophraya Chakri. Năm 1778, Chakri dẫn một đội quân Xiêm khác đi về phía bắc, chiếm Viêng Chăn và lập ra chế độ thống trị Xiêm trên toàn bộ Lào.
 
Người Xiêm đến Lào không phải với tư cách những người giải phóng. Viêng Chăn bị cướp bóc sạch trơn. Báu vật được tôn kính nhất, [[Tượng Phật Ngọc|Phật Ngọc]], bị đem về Bangkok và vẫn ở đó cho tới nay. Vị vua ở Viêng Chăn trốn thoát nhưng đã chết một thời gian ngắn sau đó. Từ đó bắt đầu thời cai trị của các vị vua bù nhìn do Xiêm dựng lên. Nhiều gia đình quý tộc Lào bị lưu đầy và bị buộc phải di cư sang đất Xiêm. [[Champasack|Champāsak]] cũng bị đặt dưới quyền kiểm soát của Xiêm, mặc dù một số mường Lào ở miền núi phía đông vẫn tiếp tục triều cống cho triều đình Việt Nam tại [[Huế]]. Năm 1792, người Xiêm chiếm [[Luang Phrabang|Luang Phrabāng]], nhưng thủ đô cũ này được đối xử tốt hơn so với những gì đã xảy ra cho Viêng Chăn. Nó không bị cướp phá, và vị vua ở đó vẫn giữ được ngôi vị của mình sau khi đã thần phục người Xiêm.
 
Năm 1782, Chaophraya Chakri phế truất Taksin khỏi ngôi vua nước Xiêm, lên ngôi và trở thành vua [[Rama I]], lập ra triều Chakri mà hiện vẫn giữ ngôi vị ở Thái Lan. Dưới ảnh hưởng ngày càng tăng từ phía tây, các vị vua triều Chakri bắt đầu chuyển đổi hình thức nước Xiêm vốn gồm nhiều vùng khác nhau thành một quốc gia kiểu hiện đại, dù đây là một quá trình chậm chạp, khó khăn và đã kéo dài hơn một thế kỷ. Ban đầu, các vương quốc Lào ở xa không bị ảnh hưởng nhiều. Họ phải nộp cống và tuân phục Bangkok, và vẫn được để yên.
Dòng 51:
Trong các năm 1795 và 1828, vương quốc Lào trở thành một nước chư hầu của Việt Nam. Năm 1802, quân nhà Nguyễn phá thành phố Viêng Chăn, và giành quyền kiểm soát vùng bắc Lào.
 
Vì thế khi vua [[Anouvong|Ānuvong]] ở Viêng Chăn, lên ngôi năm 1804, bắt đầu xây dựng lại sức mạnh đất nước, với sự giúp đỡ ngầm từ phía Việt Nam, Bangkok cũng không để ý lắm. Ānuvong xây dựng ngôi chùa [[Wat Sisakēt]] tráng lệ để làm biểu tượng cho sự hồi sinh của Lào. Tới năm 1823 ông tin rằng mình đã đủ sức mạnh để gạt bỏ ách thống trị của người Xiêm. Ông dễ dàng chiếm quyền kiểm soát vùng Viêng Chăn, trong khi các đồng minh của mình chiếm Champāsak. Sau đó quân đội Lào vượt sông Mê Kông, với tham vọng giải phóng cao nguyên Khōrāt là nơi các dân tộc nói tiếng Lào sinh sống và tuyên bố độc lập khỏi nước Xiêm. Ānuvong là vị vua Lào đầu tiên đi tiên phong với vai trò một người yêu nước, kêu gọi sự đoàn kết thống nhất và dẫn dắt các bộ tộc Lào. Nhưng những thành công đầu tiên của ông không kéo dài. Vua Luang Phrabāng liên kết với người Xiêm, người Việt Nam không giúp đỡ, và vua Xiêm [[Rama III]] huy động quân đội phản công. Năm 1827, quân Lào thua trận chiến quyết định ở phía nam Viêng Chăn. Thành phố (trừ một số đền chùa) bị đốt cháy trụi và dân cư bị trục xuất. Năm sau đó, Ānuvong bị bắt và chết trong tù tại Bangkok. Vương quốc Viêng Chăn bị tiêu diệt hoàn toàn và trở thành một tỉnh của Xiêm: đây là một sự phát triển mới trong lịch sử Thái, phản ánh sức mạnh ngày càng tăng của các tư tưởng Châu Âu.
 
Giữa thế kỷ 19 là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử Lào. Vua Luang Phrabāng vẫn giữ được độc lập danh nghĩa bằng cách nộp cống cho Trung Quốc và Việt Nam cũng như nước xiêmXiêm. Khi Xiêm phát triển cơ cấu của một quốc gia hiện đại, phần còn lại của lãnh thổ Lào bị Bangkok cai trị trực tiếp theo cách càng ngày càng chặt chẽ và đàn áp. Lãnh thổ Lào thưa thớt dân cư vì những cuộc tái định cư ép buộc, và các thành phố đầy những người dân nhập cư Trung Quốc và Việt Nam. Nếu cuộc khởi nghĩa của Ānuvong cho thấy sự khởi đầu của một tinh thần dân tộc Lào thực sự, thì tới những năm 1860, dường như nước Lào sẽ nhanh chóng đánh mất vai trò của một thực thể quốc gia và trở thành một vùng phụ thuộc của vương quốc Xiêm.
 
==Sự thành lập nước Lào==