Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Xuân – Hè 1972”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
Chiến dịch này được định thời gian cho trùng với giai đoạn đầu của chiến dịch [[bầu cử]] [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống Mỹ]], với hy vọng rằng chiến sự leo thang sẽ gây ra áp lực mạnh mẽ tại Mỹ đòi hòa bình và chấm dứt chiến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công thẳng vào các hệ thống phòng thủ chiến lược của Việt Nam Cộng hòa, nhằm làm mất uy tín chính sách [[Việt Nam hóa chiến tranh]] và cầm chân tối đa các lực lượng chủ lực của đối phương, phá vỡ chương trình bình định nông thôn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, và nâng cao vị thế trước khi diễn ra [[hiệp định Paris 1973|các cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng]].
 
Để giành thắng lợi, QDNDVNQuân đội Nhân dân Việt Nam đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên ưu tú từ 30 trường đại học - cao đẳng của [[Hà Nội]]: gần 10.000 sinh viên và cả giảng viên trẻ.<ref>[http://www.quangtriportal.com/goc-cam-nhan/bong-rat-mua-he-quang-tri-ngo-thi-kim-cuc.html Bỏng rát mùa hè Quảng Trị - Ngô Thị Kim Cúc]
</ref> Hiện nay ở [[Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn|Nghĩa trang Trường Sơn]], ở [[Thành cổ Quảng Trị]] có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi rằng quê quán: Hà Nội - Năm sinh 1954 hay 1955.<ref>[http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&article=102422 Giáo sư Hồ Tú Bảo - Giảng đường vẫn tươi nguyên ký ức chiến trường]</ref>.
 
Theo ước tính của Spencer C.Tucker, tổng lực lượng QDNDVNQuân đội Nhân dân Việt Nam huy động trong chiến dịch này lúc đầu là 14 [[sư đoàn]] và 26 [[trung đoàn]] độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 [[xe tăng]] và [[phương tiện chiến đấu bọc thép|xe bọc thép]]<ref name="Spencer.113">Spencer C.Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 2000. tr. 113</ref>(tuy nhiên theo số liệu của QDNDVN, số xe tăng và xe bọc thép của họ thực ra chỉ khoảng 250-300 chiếc). Về sau chiến sự kéo dài nên hai bên huy động binh sĩ tham chiến càng lúc càng nhiều cho tới tháng 1/1973 thì kết thúc.
 
Trong lúc QDNDVNQuân đội Nhân dân Việt Nam đang dồn sức chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, tình báo Hoa Kỳ và VNCH vẫn không phát hiện ra. Họ vẫn chủ quan cho rằng: ''“Cộng sản còn ở thế bị động về chiến lược chiến thuật và đang thiếu thốn trầm trọng, nhất là đạn dược, tinh thần cán binh giảm sút, tuyển mộ khó khăn, số hồi chánh tăng, mức độ hoạt động của cộng sản trong năm 1972 sẽ chỉ tương tự như 6 tháng cuối năm 1971. Có thể việc chống phá bình định được tăng cường hơn và đẩy mạnh hoạt động trong dịp bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11-1972”''<ref>Kế hoạch quân sự hỗn hợp AB-147 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.</ref>
 
==Diễn biến==
Dòng 102:
 
Trên chiến trường lúc này (28 tháng 1/1973) tổng lực lượng VNCH là 450.000 quân chủ lực và hơn 700.000 quân địa phương và dân vệ. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000) mà 220.000 trong số đó đang có mặt ở miền Nam{{fact|date=6-01-2013}}
==Đại lộ Kinh Hoàng==
{{chính|Đại lộ Kinh Hoàng}}
Đại lộ Kinh Hoàng (''tiếng Anh: Highway of Horror'') là tên không chính thức cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại tỉnh Quảng Trị, nơi mà đoàn quân Việt Nam Cộng hòa cùng dân chúng đang tháo chạy về phía Nam trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972 thời kỳ Chiến tranh Việt Nam đã bị trúng pháo kích được cho là của Quân đội Nhân dân Việt Nam<ref>http://www.youtube.com/watch?v=YvK6yoYgo_4</ref>.
 
==Chú thích==