Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nostradamus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 73 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q39978 Addbot
Dòng 31:
 
===Tiên tri===
Ngoài công việc hằng ngày là buôn mỹ phẩm, ông ngày càng dành nhiều thời gian nghiên cứu về khoa học huyền bí và xa rời hẳn y học. Ông ra mắt quyển niên giám đầu tiên năm 1550 và gặt hái thành công ngay. Điều này đưa ông đến quyết định mỗi năm sẽ ra mắt một cuốn. Theo người ta biết, có ít nhất là 11 quyển niên giám chứa đựng cả thảy khoảng 6338 điều tiên tri. Tiếp sau đó ông bắt tay vào biên soạn 1000 bài đoản thi (công trình đã tạo nên sự nổi tiếng lẫy lừng của ông đến hôm nay). Để tránh bị lôi thôi với giáo hội (công giáo), ông đã phải sử dụng nhiều biện pháp che đậy như ví von, ẩn ngữ, chơi chữ, pha trộn thêm ngôn ngữ khác như tiếng Hy Lạp, La-tinh, tiếng Ý. Do vướng những vấn đề kỹ thuật mà 58 bài đoản thi sau cùng trong quyển "''Thế Kỷ Sấm''" (Century) thứ 7 đã không bao giờ được ra mắt công chúng.
 
Những bài đoản thi trong quyển "Les Prophesied " của ông nhận được phản ứng trái ngược nhau. Một số người gọi ông là bộ hạ của Satan, kẻ bịp bợm, tên dở điên dở khùng; nhưng giới quý tộc thượng lưu lại tấm tắc ca ngợi khả năng "thần linh ứng cảm" thể hiện trong những điều ông viết. Họ lũ lượt từ mọi miền đến nhà ông, nhờ ông lấy lá số [[tử vi đẩu số|tử vi]] và cho họ những lời khuyên. Hoàng hậu [[Catherine de Médicis]], vợ vua [[Henri II của Pháp|Henri II]], chính là một trong những người sùng mộ Notradamus. Sau khi đọc quyển ''Niên Giám cho năm 1555'' của Notradamus trong có ám chỉ một tai họa sẽ giáng xuống cho Hoàng gia, bà liền triệu ông về [[thủ đô]] Paris để giảng giải tường tận, đồng thời lập lá số tử vi cho các hoàng tử, công chúa. Năm 1560, vua [[Charles IX của Pháp|Charles IX]] phong cho Nostradamus chức "ngự y".