Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Hữu Trinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
 
== Dưới thời Chu Hữu Khuê ==
Năm 912, Hậu Lương Thái Tổ lâm bệnh nặng, song Thái Tổ lại yêu mến dưỡng tử là Bác vương [[Chu Hữu Văn]] nhất. Khi nghĩ mình sắp chết, Hậu Lương Thái Tổ đã phái Vương thị (thê của Chu Hữu Văn) đến Đại Lương để triệu Chu Hữu Văn vềhồi kinh. Điều này đã khiến tam [[hoàng tử]] là Dĩnh vương [[Chu Hữu Khuê]] tức giận và lo sợ, đặc biệt là khi Hậu Lương đồng thời cũng bổ nhiệm Chu Hữu Khuê làm [[thứ sử]] Lai châu (萊州, nay thuộc [[Yên Đài]], [[Sơn Đông]]). Chu Hữu Khuê vì thế đã tiến vào hoàng cung và ám sát phụ hoàng, sau đó giữ bí mật về việc hoàng đế băng hà và phái [[hoạn quan]] Đinh Chiêu Phổ (丁昭溥) đem thánh chỉ giả nhân danh Thái Tổ lệnh cho Chu Hữu Trinh giết Chu Hữu Văn. Sau khi Chu Hữu Trinh làm theo thánh chỉ [giả], Chu Hữu Khuê tuyên bố Thái Tổ qua đời, đổ tội ám sát cho Chu Hữu Văn. Sau khi lêntức ngôivị, Chu Hữu Khuê bổ nhiệm Chu Hữu Trinh là Khai Phong doãn, Đông Đô lưu thủ.<ref name=ZZTJ268/>
 
Tuy nhiên, Chu Hữu Khuê nhanh chóng khiến quần thần bất mãn do các hành động phù phiếm của mình. Hơn nữa, tin đồn rằng chính Hữu Khuê mới là người giết chết Thái Tổ lan truyền trong quân đội. Không lâu sau đó, phò mã của Thái Tổ là [[Triệu Nham]] và [[Viên Tượng Tiên]] đã bí mật lập mưu lật đổ Chu Hữu Khuê. Triệu Nham báo việc này cho Chu Hữu Trinh, Chu Hữu Trinh đồng ý tham gia vào âm mưu, ông còn phái thuộc hạ thân cận của mình là Mã Thận Giao (馬慎交) đến Thiên Hùng (天雄, trị sở nay thuộc [[Hàm Đan]], Hà Bắc) để thuyết phục Thiên Hùng tiết độ sứ [[Dương Sư Hậu]] cùng tham gia chính biến, Dương Sư Hậu chấp thuận. Chu Hữu Trinh còn thuyết phục các binh sĩ Long Tương quân (龍驤軍) tinh nhuệ khi đó đang ở Đại Lương cũng cùng tham gia vào âm mưu, sau đó chuẩn bị nổi dậy và tiến công kinh đô Lạc Dương. Tuy nhiên, trước khi Chu Hữu Trinh phát động tiến công, Viên Tượng Viên và Triệu Nham đã nổi dậy tại Lạc Dương và giết chết Chu Hữu Khuê. Sau đó, họ đề xuất trao hoàng vị cho Chu Hữu Trinh, Chu Hữu Trinh chấp thuận song cho dời đô đến Đại Lương và lêntức ngôivị tại đó.<ref name=ZZTJ268/>
 
== Trị vì ==
=== Thời kỳ đầu ===
Sau khi lêntức ngôivị, Chu Hữu Trinh cải danh thành Chu Hoàng, rồi Chu Trấn. Ông đã chiêu hàng được tướng [[Chu Hữu Khiên]] (trước đó, vị tướng này khi hay tin Thái Tổ bị ám sát thì đã đem Hộ Quốc (護國, trị sở nay thuộc [[Vận Thành]], Sơn Tây) đầu hàng Tấn).<ref name=ZZTJ268/>
 
Tuy nhiên, việc Chu Hữu Khiên quy phục đã không giảm bớt mối đe dọa từ Tấn, thế lực mà Hậu Lương Thái Tổ đã rất quan ngại trước khi qua đời.<ref name=ZZTJ268/> Chu Trấn cũng phải chống lại hai nước kình định khác là [[Kỳ]] và [[Ngô (Thập quốc)|Ngô]]. Năm 914, Chu Trấn sai tướng Khang Hoài Anh (康懷英) đến đóng quân tại Vĩnh Bình quân (永平, trị sở nay thuộc [[Tây An]], [[Thiểm Tây]]), để chống Kỳ. Trong khi đó, Chu Trấn bổ nhiệm em trai là Phúc vương [[Chu Hữu Chương]] (朱友璋) làm Vũ Ninh tiết độ sứ (武寧, trị sở nay thuộc [[Từ Châu]], [[Giang Tô]]), thay thế tiết độ sứ [[Vương Ân]] (王殷) do Chu Hữu Khuê bổ nhiệm. Vương Ân lo sợ và đã đầu hàng Ngô. Chu Trấn phái các tướng [[Ngưu Tồn Tiết]] và [[Lưu Tầm]] đi đánh Vũ Ninh, quân Hậu Lương đã đẩy lui quân Ngô của [[Chu Cẩn]], chiếm được trị sở Từ châu của Vũ Ninh. Vương Ân tự sát.<ref name=ZZTJ269>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷269|quyển 269]].</ref>