Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bên thắng cuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pakon111 (thảo luận | đóng góp)
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 87:
Báo Lao động thì nhận xét: ''"Những tư liệu về sự kiện lịch sử là một chuyện, cách sắp xếp và xử lý những tư liệu, sự kiện ấy để đưa người đọc tới kết luận theo ý của mình lại là chuyện khác. Rõ ràng là Huy Đức đã sử dụng những tư liệu mà mình đã dày công sưu tầm để được nhào nặn, biến nó thành những chứng cứ phục vụ cho ý đồ riêng của mình. trong kho tư liệu đồ sộ mà Huy Đức đã sưu tầm được, thì việc sử dụng nó như thế nào là quyền chủ quan của anh. Tuy nhiên để phục vụ cho ý đồ của mình, Huy Đức đã sẵn sàng “cắt cúp” theo chủ kiến của riêng mình... dù có ẩn mình tài tình đến mấy, nhưng qua chính những sự kiện mà Huy Đức tung ra trong cuốn sách để phục vụ ý đồ của mình, anh đã dẫn người đọc đến với mục đích mà anh ta đã chọn... Chính vì vậy mà Huy Đức đã cho người đọc thấy sự tối tăm của chặng đường hơn 30 năm sau ngày giải phóng, đó cũng là cách để chứng minh cho nhận xét, đánh giá phiến diện của Huy Đức khi anh cho rằng từ giải phóng đến nay, cuộc sống của người dân dưới chế độ này chỉ toàn là bi kịch và bi kịch, nhằm cố ý hướng người đọc nhận thức sai về chế độ hiện hành dưới sự lãnh đạo của Đảng... Huy Đức đã sưu tầm được một kho tư liệu đồ sộ. Nhưng thật đáng tiếc kho tư liệu đồ sộ ấy đã được Huy Đức sử dụng “chệch hướng” nhằm phục vụ cho ý đồ không trong sáng của mình"''<ref name=bao />
 
Mục đích viết cuốn sách của Huy Đức bị nghi ngờ, rằng ông đã ''"nhào nặn, cắt khúc"'' lịch sử theo ý chủ quan của mình để phục vụ cho mục đích chính trị cá nhân.<ref name=bao /><ref name=phapluat /> Bản thân Huy Đức từng bị cho thôi việc ở báo Sài Gòn Tiếp thị vì những bài viết thể hiện tư tưởng chống Cộng trên Blog của mình.<ref name="d1">[http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=9703 Ngừng hợp đồng vì bài Bức tường Berlin]</ref>, thẻ ký giả của Huy Đức cũng bị thu hồi.<ref>[http://www.cablegatesearch.net/cable.php?id=09HOCHIMINHCITY649 Điện văn từ tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam]</ref> Tiến sỹ Lê Sỹ Long thuộc [[Đại học Houston]], dù có lời khen cuốn sách, nhưng cũng nói thêm: ''"Tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình [[lịch sử|sử học]], bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại"''<ref name="bbc.co.uk"/>.
 
Về nội dung, cuốn sách được viết chỉ bằng việc tập hợp lời kể của một số người (nhiều người trong số đó không phải nhân vật quan trọng hoặc chứng kiến sự kiện) thay vì phân tích từ những nguồn sử liệu khả tín, điều này khiến nó bị hoài nghi về tính xác thực của thông tin và tính khách quan, cũng như khiến người đọc dễ sa vào lối tư duy ''"dùng trường hợp cá biệt để đánh giá toàn cục lịch sử"''. Những lời khen ngợi cuốn sách chủ yếu đến từ những người không chuyên (nhà văn, nhà kinh tế học...) chứ không phải từ những nhà sử học có uy tín. Việc viết sách dựa trên việc trích dẫn các lời phỏng vấn, một mặt nó có thể “gây hiệu ứng” cao với độc giả không chuyên, nhưng mặt khác nó lại thiếu sự thẩm định của giới chuyên môn và không thể xác thực (vì tác giả không ghi hình hoặc ghi âm), người ta sẽ đặt ra một loạt câu hỏi như: liệu cuộc phỏng vấn có thật hay không, việc trích dẫn có bị cắt xén không, có bị hiểu sai ngữ cảnh không...<ref name=duongtrungquoc />