Khác biệt giữa bản sửa đổi của “An Nam tứ đại khí”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
* [[Vạc Phổ Minh]]<ref>Vạc Phổ Minh</ref> ở [[chùa Phổ Minh]], [[Thiên Trường]] ([[Nam Định]]).
Mặc dù là những vật quốc bảo song khi rơi vào tay giặc, tứ đại khí cái bị cướp, cái bị phá đi không còn hình dáng ban đầu.
[[Tập tin:Images128694 thap chua.jpg|nhỏ|Chùa Quỳnh Lâm nơi từng lưu giữ Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm]]
==Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm==
[[Chùa Quỳnh Lâm]] có hai pho tượng lớn nổi tiếng được đúc vào hai thời kỳ khác nhau. Một pho thời Lý do sư [[Nguyễn Minh Không]] cho đúc, và pho thứ hai thời Trần do thiền sư [[Pháp Loa]] tạo dựng. Pho tượng được liệt trong Thiên Nam tứ đại khí theo nhiều ý kiến có lẽ là pho được đúc vào thời Lý. Theo lịch sử thì nhà sư có công xây dựng chùa Quỳnh Lâm đầu tiên là sư [[Minh Không]]. Truyền thuyết kể rằng, khi đúc pho tượng khổng lồ ở [[chùa Quỳnh Lâm]], sư [[Minh Không]] đã dùng một cái túi lớn để thu gom đồng ở [[Trung Quốc]] đem về nước đúc nên các vật kim loại lớn. Theo các tài liệu còn lại thì pho tượng Phật Di Lặc ở [[chùa Quỳnh Lâm]] thời Lý cao 6 trượng (một trượng xấp xỉ 3,3 m, tức là pho tượng cao khoảng 20 m). Các tượng đồng cổ ở Việt Nam được coi là lớn nhất hiện nay: Tượng thánh Trấn Vũ [[đền Quán Thánh]], Hà Nội đúc năm 1667 cao 3,7 m nặng 4 tấn; tượng phật A Di Đà [[chùa Ngũ Xã]], Hà Nội đúc năm 1949 - 1952 cao 3,95 m, nặng hơn 10 tấn; tượng A Di Đà lớn nhất còn lại ở [[Quảng Ninh]] ở chùa Nhuệ Hổ, Đông Triều cao 1,45 m, đúc thời Lê. Chỉ có điều không còn cứ liệu để ước định tượng nặng bao nhiêu. Pho tượng lớn đến nỗi người ta phải xây dựng một tòa điện cao 7 trượng (khoảng 23,5 m) để đặt tượng. Chính vì chiều cao, độ lớn của tượng và điện chứa tượng nên tục truyền rằng, đứng phía nam huyện [[Đông Triều]], cách chùa Quỳnh Lâm ước chừng 10 dặm, vẫn còn thấy nóc điện che sát đầu pho tượng. Trong dân gian còn lưu truyền câu ca: Nức tiếng Quỳnh Lâm cõi xứ Đông - (....) - Tháp cao chín đợt màu mây ám - Chùa rộng trăm gian gác ngựa hồng - Trước điện thông reo cùng trúc hóa - Trong am khánh đá với chuông đồng... Chắc hẳn trong câu ca này hàm ý đến tòa điện đặt pho tượng khổng lồ trên. Sau đó không rõ tượng mất khi nào, có thể tượng bị mất cùng với ba thứ kim khí lớn khác khi quân Minh xâm lược nước ta. Ý kiến khác cho rằng, tượng bị mất từ khi quân Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta bởi vì sau đó sư Pháp Loa cho đúc một pho tượng lớn tương tự.
Hàng 20 ⟶ 19:
 
Tuy nhiên, trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương (84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai) đỉnh tháp lại bị đổ. Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.
 
[[Tập tin:Images128692 chuongquydien.jpg|nhỏ|Hình mang tính chất minh họa]]
==Chuông Quy Điền==
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa.
Hàng 35 ⟶ 32:
==Hiện trạng==
Sau những thăng trầm của lịch sử đất nước cả 4 bảo vật hiện nay đều không còn.
==Chú thích==
 
{{tham khảo}}
==Liên kết ngoài==
* [http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Kien-thuc-lich-su---van-hoa/2011/05/3A922006/ Số phận hẩm hưu của 'An Nam tứ đại khí' (Web Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)]
 
{{sơ khai Việt Nam}}