Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Napoléon Bonaparte”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n tên bài chính, replaced: Corsica → Corse (22), Sardinia → Sardegna, Danube → Donau, Naples → Napoli using AWB
Jedan02 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 221:
Ông đồng thời sáp nhập lãnh thổ của Giáo hoàng bởi Giáo hội từ chối ủng hộ Hệ thống Lục địa; Giáo hoàng Piô VII đáp trả bằng cách [[vạ tuyệt thông|rút phép thông công]] vị hoàng đế Pháp. Sau đó một số sĩ quan của Napoléon bắt cóc Giáo hoàng, Napoléon tuy không ra lệnh trên nhưng khi biết sự việc cũng không cho thả Piô. Giáo hoàng bị chuyển đi khắp các lãnh thổ của Napoléon và Napoléon đã gửi các phái đoàn tới gây áp lực buộc ông trên các vấn đề bao gồm thỏa thuận về một giáo ước mới với nước Pháp, điều Piô từ chối. Năm 1810 Napoléon kết hôn với [[Marie Louise, Nữ Công tước Parma|nữ Đại công tước Marie Louise của Áo]], sau khi ông ly dị với Joséphine; điều này gây thêm căng thẳng với Giáo hội, và mười ba Hồng y giáo chủ đã bị tống giam do vắng mặt tại lễ cưới<ref>McLynn 1998, tr.470</ref>. Giáo hoàng tiếp tục bị giam cầm trong 5 năm và không trở về Rome cho đến tháng Năm 1814<ref>McLynn 1998, tr.433–5</ref>.
 
[[Tập tin:Napoleoniceurope.png|nhỏ|[[Đế chế thứ nhất|Đệ nhất Đế chế Pháp]] có quy mô rộng nhất vào năm 1811{{legend|#000090|Đế quốc Pháp}}{{legend|#3340dd|Các quốc gia vệ tinh của Pháp }}{{legend|#5590ee33cc33|Các quốc gia đồng minh}}]]
 
Napoleon chấp nhận việc [[Karl XIV Johan của Thụy Điển|Bernadotte]], một trong các thống chế của ông được bầu làm người thừa kế ngai vàng Thụy Điển vào tháng Mười một 1810. Ông thường chiều Bernadotte bất chấp những sơ xuất của viên tướng này vì Bernadotte cưới hôn thê cũ của ông là Désirée Clary nhưng về sau hối hận cả đời khi Bernadotte đem Thụy Điển liên minh với các kẻ thù của Pháp trong [[Chiến tranh Liên minh thứ sáu|Liên minh thứ sáu]] và trở thành một trong những đối thủ đáng ngại nhất của ông<ref>McLynn 1998, tr.472</ref>.