Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Văn Bô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Dòng 6:
Ông là người con trai út trong gia đình 3 anh em. Người anh thứ tên là [[Trịnh Văn Bính]] (sau này là Thứ trưởng Bộ Tài chính), người chị lớn tên là Trịnh Thị Thục.
 
Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều - con thứ 4 của An Đô Vương [[Trịnh Cương]]<ref>Theo Gia phả Trịnh tộc.</ref><ref name="phan1">[http://www.tuanvietnam.net/2009-08-30-chuyen-ve-mot-nhan-chung-lich-su Chuyện về một nhân chứng lịch sử]</ref>. Thân sinh ông là một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20, cụ Trịnh Phúc Lợi. Thân mẫuMẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột ông cũng là một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với hiệu buôn Cự Hưng<ref name="mtt"/><ref>Ông Cự Hưng tuy là em của cụ bà Phúc Lợi nhưng vì là con trai lớn trong gia đình nên còn được gọi là ông Cả.</ref>.
 
Cha ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)... đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại VIệt Nam giữa thế kỷ 20.<ref name="mtt"/>
 
==Sự nghiệp kinh doanh==
Do điều kiện gia đình, ông được học hành tử tế, sử dụng được [[tiếng Anh]] và [[tiếng Pháp]]. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, thay vì sang Pháp học như người anh trai<ref>Ông Bính là một trong những người Việt Nam đầu tiên và hiếm hoi thi đậu vào Trường Cao đẳng Thương mại Pháp quốc (''Hautes Études Commerciales'' - '''HEC'''), một trường nổi tiếng với tiêu chuẩn khắc khe thời bấy giờ. Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm Phó giám đốc Hải quan Hà Nội (bấy giờ dân chúng quen gọi là “Nhà Đoan” [Services des Douanes]), nên ông còn được gọi là "ông Phó Đoan". Sau năm 1945, ông tham gia phái đoàn [[Phạm Văn Đồng]] đi dự [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]], từng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi nghỉ hưu.</ref>, ông lại được cha giữ lại để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp. Bấy giờ, hiệu buôn Phúc Thịnh ở số 7 Hàng Ngang và do thân mẫumẹ của ông làm quản lý. Sau khi lập gia đình năm 1932, ông được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi<ref>Bà Trịnh Thị Thục sau khi lấy chồng cũng được cho ở riêng tại nhà số 17 Hàng Ngang, lập hiệu Phúc Đồng. Sau hiệu Phúc Đồng chuyển sang số 18 Hàng Ngang.</ref>.
 
Với những sản nghiệp ban đầu, hai vợ chồng ông đã kế thừa và nhanh chóng phát triển hiệu buôn Phúc Lợi, trở thành một nhà tư sản lớn thời bấy giờ. Hiệu buôn Phúc Lợi sản xuất và buôn bán tơ lụa sang cả [[Lào]], [[Campuchia]], [[Thái Lan]], thậm chí có giao dịch buôn bán với thương nhân [[Pháp]], [[Anh]], [[Thụy Sĩ]], [[Thụy Điển]], [[Ấn Độ]], [[Trung Quốc]] và [[Nhật Bản]]<ref name="nguoidothi">[http://nguoidothi.vn/home/nhan-vat/ve-dep-dan-ba-ha-noi-xua Vẻ đẹp đàn bà Hà Nội xưa]</ref>.