Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ung Chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Phụ mẫu: clean up
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Dòng 40:
Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, hoàng đế Khang Hy đã gọi lại bên giường của mình 7 vị hoàng tử và tổng đốc Bắc Kinh thành, [[Long Khoa Đa]], người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng. Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi. Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi k‎í tự. Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ “thập tứ” (十四) thành chữ “vu tứ” (于四, vu nghĩa là "cho"), một số khác cho rằng từ “thập tứ” thành “đệ tứ” (第四). Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ “vu” (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ “於”. Tiếp đó, phong tục của nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng [[tiếng Mãn Châu]] và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hy. Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chinh không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác.
 
Việc đầu tiên khi làm vua của Ung Chính là ông đã thả hoàng tử thứ 13, [[Dận Tường]], người cùng ông chiến đấu bao năm khi còn là hoàng tử. Dận Tường bị vua cha giam cầm cùng lúc với thái tử Dận Nhưng. Một số nguồn tư liệu đã ghi lại rằng, Dận Tường, vị hoàng tử nắm giữ hầu hết quân đội, đã điều một đội quân trong Bắc Kinh từ Phong Đài đến bao vây và kiểm soát Tử Cấm Thành và một số vùng xung quanh, hành động này nhằm ngăn chặn mọi phản kháng từ phía hoàng tử Dận Tự. Ung Chính đã cảm thấy bất an và rất buồn khi cha qua đời, và biết rằng sẽ là một áp lực và trọng trách lớn khi ông thừa kế ngai vàng của cha. Hơn nữa, sau khi di chiếu được tuyên bố, Dận Chân đã ra lệnh cho các trọng thần (Trương Đình Ngọc, [[Long Khoa Đa]] và Dận Chỉ) và con trai là Hoằng Lịch dẫn các hoàng tử còn lại làm lễ Tam bái - Cửu chào đối với vị hoàng đế mới. Vào ngày hôm sau, Ung Chính đã ra một khẩu dụ điều Dận Đề trở về Giang Tô, đồng thời phong tặng thân mẫumẹ danh phong Thiên hoàng thái hậu vào lúc Dận Đề đến dự lễ tang tiên hoàng.
 
Trong bản tóm tắt tiểu sử toàn diện nhất về hoàng đế Ung Chính của học giả Phùng Nhĩ Khang, tác giả đã nhìn nhận việc kế ngôi của Ung Chính bằng một nhãn quan mới mẻ. Phùng Nhĩ Khang viết rằng vẫn còn một số nghi ngờ từ di chiếu bị thất lạc hay ngày được ban hành, song đa số các luận điểm chứng tỏ rằng Ung Chính đã thành công trong việc lên ngai vàng một cách hợp lẽ, dẫu cho ông cũng đã có sử dụng [[quân đội]] trong một số trường hợp cần thiết. Hoàng tử thứ 8 là Dận Tự đã bỏ cả đời để chiêu nạp các quan viên, thuộc hạ bằng con đường hối lộ, và những ảnh hưởng của Dận Tự đã liên quan đến chính bíến Phong Đài. Ngoài ra, Phùng Nhĩ Khang cũng cho rằng:
Dòng 122:
=== Phụ mẫu ===
*Cha: Khang Hy hoàng đế (Ung Chính là con thứ tư)
*Thân mẫuMẹ: Ô Nhã thị (1660-1723), được phong làm Nhân Thọ hoàng thái hậu (仁壽皇太后) khi Ung Chính lên ngôi và thường được biết đến với tên gọi [[Hiếu Cung Nhân hoàng hậu]] (Tên Hán: 孝恭仁皇后; Tên Mãn Châu: ''Hiyoošungga Gungnecuke Gosin Hūwanghu'')
*Dưỡng mẫu: [[Đông Giai thị]] (?-1689), tức Đông Quý Phi, sau được phong làm Hoàng Quý Phi rồi được lập Hoàng Hậu, thường gọi là [[Hiếu Ý Nhân hoàng hậu]] (Tên Hán: 孝懿仁皇后; Tên Mãn Châu: ''Hiyoošungga Fujurangga Gosin Hūwanghu'')