Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Tề Minh Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 6 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1149132 Addbot
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 44:
Do âm mưu của Vương Dung, Tiêu Chiêu Nghiệp không tin tưởng Tiêu Tử Lương, và mặc dù Tiêu Tử Lương được trao các tước hiệu vinh dự lớn song quyền lực thực tế lại rơi vào tay Tiêu Loan. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tiêu Chiêu Nghiệp lại tỏ ra mình là một quân chủ phù phiếm, ông ta dành hầu hết thời gian cho các yến tiệc và các trò chơi tiêu khiển và dùng cạn ngân khố thặng dư mà Cao Đế và Vũ Đế tiết kiệm mới có được. Tiêu Loan từng vài lần cố khuyên nhủ Tiêu Chiêu Ngiệp thay đổi song không có kết quả, thậm chí Tiêu Chiêu Nghiệp còn bắt đầu nghi ngờ Tiêu Loan và muốn giết chết Tiêu Loan, song đã không thể làm như vậy, đặc biệt là sau khi tham khảo ý kiến của thúc tổ (con trai Cao Đế) là Bà Dương vương [[Tiêu Thương]] (蕭鏘), và Tiêu Thương đã phản đối hành động. Trong khi đó, Tiêu Loan cũng nghi ngờ rằng Tiêu Chiêu Nghiệp muốn sát hại mình, và do đó ông bắt đầu thiết lập quan hệ với các trọng tướng như [[Tiêu Kham]] (蕭諶) và [[Tiêu Thản Chi]] (蕭坦之), cả hai người này đều được Tiêu Chiêu Nghiệp tin tưởng. Ngoài ra, Tiêu Loan cũng tìm cớ để loại bỏ các thân tín của Tiêu Chiêu Nghiệp, bao gồm người tình của Hoàng hậu [[Hà Tịnh Anh]] là Dương Mân (楊珉), [[hoạn quan]] Từ Long Câu (徐龍駒), tướng [[Chu Phụng Thúc]] (周奉叔), giảng sư Đỗ Văn Khiêm (杜文謙), và tổng quản Kì Vô Trân Chi (綦毋珍之). Tuy nhiên, Tiêu Chiêu Nghiệp dường như đã không biết gì về các ý định thực sự của Tiêu Loan, và tinh thần cảnh giác của Tiêu Chiêu Nghiệp đã suy giảm sau khi Tiêu Tử Lương chết trong lo lắng vào hè năm 494.
 
Tuy nhiên, đến mùa thu năm 494, Tiêu Chiêu Nghiệp đã hết kiên nhẫn với Tiêu Loan, và ông đã bí mật lập mưu cùng thúc phụ của Hà Hoàng hậu- [[Hà Dận]] (何胤), để giết chết Tiêu Loan. Hà Dận không dám làm như vậy và cho rằng cần theo dõi thêm Tiêu Loan. Do đó, Tiêu Chiêu Nghiệp đã dừng giao các công việc quan trọng cho Tiêu Loan. Tuy nhiên, sau đó Tiêu Loan bắt đầu tiến hành chính biến, hợp sức với Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi. Tiêu Chiêu Nghiệp không nhận ra rằng Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi đã phản bội mình, vì thế đã tìm kiếm trợ giúp của Tiêu Kham khi biết Tiêu Loan bắt đầu tấn công hoàng cung. Hy vọng của Tiêu Chiêu Nghiệp tiêu tan khi thấy Tiêu Kham tiến quân vào hoàng cung. Các cận binh hoàng cung vẫn sẵn sàng chiến đấu, song Tiêu Chiêu Nghiệp lại chạy trốn, song Tiêu Kham đã đuổi kịp và giết chết ông. Tiêu Loan ban hành một chiếu chỉ lấy tên của Vương Thái hậu, giáng Tiêu Chiêu Nghiệp xuống tước vương (với tước hiệu Uất Lâm vương) và lập hoàngem đệ củatrai Tiêu Chiêu Nghiệp- Tân An vương [[Tiêu Tử Văn]] làm hoàng đế mới.
 
== Dưới thời Tiêu Chiêu Văn ==
Dòng 63:
* [[Tiêu Tử Khanh]] (蕭子卿), Lư Lăng vương, con trai Vũ Đế
 
Ban đầu, hoàngem đệ củatrai Tiêu Chiêu Văn-Lâm Hải quận vương [[Tiêu Chiêu Tú]] (蕭昭秀), cũng đã bị định tội chết, song vào lúc cuối cùng lại được tha. Để thay thế vị trí của các thân vương bị giết, Tiêu Loan đã đưa các cháu trai (do con trai ông ta còn trẻ) là [[Tiêu Diêu Quang]] (蕭遙光), [[Tiêu Diêu Hân]] (蕭遙欣), và [[Tiêu Diêu Xương]] (蕭遙昌) vào các chức vụ quan trọng. Chưa đầy ba tháng sau khi Tiêu Chiêu Văn lên ngôi, Tiêu Loan đã ban một chiếu chỉ nhân danh chính thất của Tiêu Trường Mậu-Thái hậu [[Vương Bảo Minh]] (王寶明), viết rằng Tiêu Chiêu Văn không đủ thông minh và khỏe mạnh để làm hoàng đế, trao ngai vàng lại cho Tiêu Loan, tức Minh Đế.
 
== Trị vì ==