Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Hữu Trinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 38:
== Trị vì ==
=== Thời kỳ đầu ===
Sau khi tức vị, Chu Hữu Trinh cảiđổi danhtên thành Chu Hoàng, rồi Chu Trấn. Ông đã chiêu hàng được tướng [[Chu Hữu Khiên]] [trước đó, vị tướng này khi hay tin Thái Tổ bị ám sát thì đã đem Hộ Quốc (護國, trị sở nay thuộc [[Vận Thành]], Sơn Tây) đầu hàng Tấn].<ref name=ZZTJ268/>
 
Tuy nhiên, việc Chu Hữu Khiên quy phục đã không giảm bớt mối đe dọa từ Tấn, thế lực mà Hậu Lương Thái Tổ đã rất quan ngại trước khi qua đời.<ref name=ZZTJ268/> Chu Trấn cũng phải chống lại hai nước kình địch khác là [[Kỳ]] (thủ đô nay thuộc [[Phượng Tường]], Thiểm Tây) và [[Ngô (Thập quốc)|Ngô]] (thủ đô nay thuộc [[Dương Châu]], [[Giang Tô]]). Năm 914, Chu Trấn sai tướng Khang Hoài Anh (康懷英) đến đóng quân tại Vĩnh Bình quân (永平, trị sở nay thuộc [[Tây An]], [[Thiểm Tây]]), để chống Kỳ. Trong khi đó, Chu Trấn bổ nhiệm em trai là Phúc vương [[Chu Hữu Chương]] (朱友璋) làm Vũ Ninh tiết độ sứ (武寧, trị sở nay thuộc [[Từ Châu]], [[Giang Tô]]), thay thế tiết độ sứ [[Vương Ân]] (王殷) do Chu Hữu Khuê bổ nhiệm. Vương Ân lo sợ và đã đầu hàng Ngô. Chu Trấn phái các tướng [[Ngưu Tồn Tiết]] và [[Lưu Tầm]] đi đánh Vũ Ninh, quân Hậu Lương đã đẩy lui quân Ngô của [[Chu Cẩn]], chiếm được trị sở Từ châu của Vũ Ninh. Vương Ân tự sát.<ref name=ZZTJ269>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷269|quyển 269]].</ref>
 
Năm [[915]], Dương Sư Hậu qua đời. Do Chu Trấn từ lâu đã lo ngại về binh quyền của Dương Sư Hậu, nên mặc dù bề ngoài tỏ vẻ thương tiếc song thực tế là hài lòng. Triệu Nham và Thiệu Tán (邵贊) đã đề nghị hãy nhân cơ hội này làm suy yếu Thiên Hùng quân, nguyên là một quân cát cứ và khó kiểm soát. Chu Trấn chấp thuận, và lệnh cho Thiên Hùng quân chia làm hai quân, ba trong số sáu châu của Thiên Hùng quân được tách ra để hình thành Chiêu Đức quân (昭德, trị sở đặt tại Tương châu (相州), nay thuộc Hàm Đan). Các binh sĩ Thiên Hùng bất mãn vì việc phân chia này nên đã tiến hành binh biến dưới sự lãnh đạo của Trương Ngạn (張彥), giữ tiết độ sứ Hạ Đức Luân (賀德倫) do triều đình Hậu Lương phái đến làm con tin. Chu Trấn phái một hoạn quan là Hỗ Dị (扈異) đi vỗ về các binh sĩ Thiên Hùng, song không chấp thuận yêu sách hủy bỏ phân chia Thiên Hùng của Trương Ngạn. Do đó, Trương Ngạn đã quyết định dâng Thiên Hùng quân cho Tấn, Lý Tồn Úc tiến đến Thiên Hùng và nắm quyền kiểm soát quân này. Quân Tấn sau đó liên tục chiến thắng quân Hậu Lương, hai cuộc tập kích của Hậu Lương vào quốc đô Thái Nguyên của Tấn cũng bị đẩy lui. Vào mùa thu năm 916, gần như toàn bộ lãnh thổ ở bờ bắc [[Hoàng Hà]] đã rơi vào tay Tấn. Sĩ khí quân Hậu Lương càng thêm suy sụp khi tại Đại Lương, Lý Bá (李霸) đã lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại Chu Trấn, Chu Trấn đích thân dẫn quân trấn thủ cổng hoàng cung, song bộ tướng [[Vương Yến Cầu]] sau đó đã dập tắt cuộc binh biến.<ref name=ZZTJ269/>
 
Trong chiến dịch, vợ của Chu Hữu Trinh là [[Trương đức phi]] đã qua đời. Chu Hữu Trinh từng muốn lập bà làm hoàng hậu, song bà liên tục từ chối do ông chưa tiến hành tế tự thiên địa theo đúng nghi thức.<ref name=ZZTJ269/> Khang vương [[Chu Hữu Kính]] (朱友敬) có dã tâm muốn thay thế Chu Hữu Trinh làm hoàng đế, vì thế đã cố nhân dịp tổ chức tang lễ cho Trương đức phi để ám sát Chu Trấn. Tuy nhiên, Chu Trấn đã kịp biết được âm mưu này và sau khi chạy trốn, ông đã lệnh cho cấm quân giết chết quân phục kích, sau đó xử tử Chu Hữu Kính. Sau sự kiện này, Chu Hữu Trinh chỉ còn tin tưởng Triệu Nham, cũng như những [[ngoại thích]] bên đằng Trương đức phi là Trương Hán Đỉnh (張漢鼎), Trương Hán Kiệt (張漢傑), Trương Hán Luân (張漢倫) và Trương Hán Dung (張漢融). Ông chỉ nghe lời năm người này, bỏ ngoài tai lời của những người khác, bao gồm cả [[Kính Tường]] và [[Lý Chân]]- những người từng rất được Thái Tổ tin cậy.<ref name=ZZTJ269/>
Dòng 48:
Cũng vào năm 917, sau một thời gian từ chối báo cáo về Đại Lương sau khi thất bại dưới tay Lý Tồn Úc,<ref name=ZZTJ269/> Lưu Tầm cuối cùng đã đến Đại Lương yết kiến Chu Hữu Trinh. Chu Hữu Trinh bãi chức thống soái quân sĩ chống Tấn của Lý Tầm, cho [[Hạ Côi]] thay thế.<ref name=ZZTJ270>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷270|quyển 270]].</ref> Hạ Cô là người đã có công ngăn chặn một cuộc binh biến tại Khánh châu (慶州, nay thuộc [[Khánh Dương]], [[Cam Túc]]) vào năm 916.<ref name=ZZTJ269/> Cũng trong năm đó, theo đề xuất của Triệu Nham, Chu Hữu Trinh chuẩn bị đại lễ tế trời đất tại Lạc Dương, rời khỏi Đại Lương bất chấp lời khuyên can của Kính Tường. Tuy nhiên, sau khi Chu Hữu Trinh rời khỏi Đại Lương, quân Tấn đã tiến công và chiếm được Dương Lưu (楊劉, nay thuộc [[Liêu Thành]], [[Sơn Đông]]), ở bờ nam Hoàng Hà. Khi tin tức Dương Lưu thất thủ truyền đến Lạc Dương, nó đã khiến cho các quan lại sửng sốt, và xuất hiện các tin đồn rằng Tấn tiếp tục chiếm Đại Lương. Chu Hữu Trinh hoảng loạn và đã quyết định hoãn buổi lễ và trở về Đại Lương để dập tắt các tin đồn. Sau sự kiện này, Kính Tường đã dâng biểu nói về mối quan tâm trong cuộc chiến với Tấn ở phía bắc, và đề xuất trao binh quyền cho mình; Chu Hữu Trinh nghe theo lời của Triệu Nham và bốn vị ngoại thích nên đã từ chối đề nghị của Kính Tường.<ref name=ZZTJ270/>
 
Năm 918, Lý Tồn Úc tập hợp các tinh binh và quyết định phát động tổng tiến công Hậu Lương. Một thời gian ngắn sau tết năm 919, quân Tấn vượt sông [[Hoàng Hà]] và tiến về Đại Lương. Hạ Côi đã chặn quân Tấn tại Hồ Liễu pha (胡柳陂, nay thuộc [[Hà Trạch]], [[Sơn Đông]]). Thoạt đầu, quân Hậu Lương đại thắng trước quân Tấn, song sau đó quân Tấn đã phản công và khiến quân Hậu Lương tổn hại nặng nề, cuộc chiến xét về tổng thể là hòa, có đến hai phần ba binh sĩ hai bên thương vong. Một thời gian sau đó, không bên nào dám tiến công đối phương, quân Hậu Lương được mô tả là đã tan rã hoàn toàn đến nỗi phải mất một tháng để tái tổ chức.<ref name=ZZTJ270/>
 
=== Thời kỳ cuối ===
Năm 920, Chu Trấn tức giận trước việc Chu Hữu Khiêm cho con là Chu Lệnh Đức (朱令德) cai quản Trung Vũ (忠武, trị sở nay thuộc [[Vị Nam]], Thiểm Tây). Chu Hữu Khiêm thấy vậy đã nổi dậy, bỏ Hậu Lương và theo Tấn. Chu Trấn phái Lưu Tầm đi đánh Chu Hữu Khiêm, song Lưu Tầm bị tướng Tấn là [[Lý Tồn Thẩm]] và [[Lý Tự Chiêu]] đánh bại. Sau đó, Chu Trấn nghi ngờ rằng Lưu Tầm cố ý không đánh bại Chu Hữu Khiêm (do Tầm và Hữu Khiêm là thông gia), nên đã hạ độc giết Lưu Tầm.<ref name=ZZTJ271>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s:資治通鑑/卷271|quyển 271]].</ref>
 
Năm [[921]], một đồng minh lớn của Lý Tồn Úc là [[Triệu (Ngũ đại)|Triệu vương]] [[Vương Dung]] đã bị con nuôi là [[Trương Văn Lễ|Trương Đức Minh]] ám sát. Trương Đức Minh đoạt quyền kiểm soát nước Triệu và cải danh lại thành Trương Văn Lễ. Thoạt đầu, Trương Văn Lễ giả bộ tiếp tục quy phục Lý Tồn Úc, song lại lo sợ rằng Lý Tồn Úc sẽ có hành động chống lại mình, vì thế Trương Văn Lễ đã bí mật thượng lượng với Hậu Lương và [[nhà Liêu|Khiết Đan]] để chuẩn bị đánh Tấn. Kính Tường chỉ ra rằng đây là một cơ hội tốt để phản công chống Tấn, thuyết phục đưa quân cứu viện Trương Văn Lễ, song Triệu Nham và bốn vị ngoại thích lại chống đối vì cho rằng quân Hậu Lương cần bảo vệ lãnh thổ Hậu Lương. Chu Trấn rốt cuộc đã không cứu viện Trương Văn Lễ, Trương Văn Lễ sau đó qua đời và con là [[Trương Xử Cẩn]] kế nhiệm. Xử Cẩn tiếp tục kháng Tấn cho đến cuối năm 922 song thất bại. Lý Tồn Úc thôn tính lãnh thổ nước Triệu. Khi Tấn đánh Triệu, Bắc diện chiêu thảo sứ [[Đái Tư Viễn]] của Hậu Lương đã thừa cơ tiến công Vệ châu (衛州, nay thuộc [[Bộc Dương]], Hà Nam) tập kích quân Tấn đồn trú, chiếm được châu này; Hậu Lương lại đứng chân trên bờ bắc Hoàng Hà, khôi phục sĩ khí chiến đấu.<ref name=ZZTJ271/>
 
Sau khi Lý Tự Chiêu tử chiến trong chiến dịch diệt Triệu vào năm 922, con ông là [[Lý Kế Thao]] đã tự ý đoạt lấy Chiêu Nghĩa quân (昭義, trị sở nay thuộc [[Trường Trị]], Sơn Tây) do phụ thâncha cai quản. Còn Lý Tồn Úc thì không muốn để tiến hành một chiến dịch chống Lý Kế Thao nên đã bổ nhiệm Lý Kế Thao là 'lưu hậu', đổi tên quân thành An Nghĩa do [[húy kỵ|kiêng húy]] Lý Tự Chiêu.<ref name=ZZTJ271/> Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 923, do lo sợ rằng Lý Tồn Úc ruốt cuộc cũng sẽ có hành động chống lại mình, Lý Kế Thao đã dâng quân hàng Hậu Lương. Chu Trấn bổ nhiệm Lý Kế Thao làm tiết độ sứ và đổi tên quân thành Khuông Nghĩa.<ref name=ZZTJ272/>
 
Ngay sau đó, Lý Tồn Úc xưng đế, lập ra nhà [[Hậu Đường]], sau đó đã phái [[Hậu Đường Minh Tông|Lý Tự Nguyên]] xuất quân tập kích Thiên Bình quân (天平, trị sở nay thuộc [[Thái An, Sơn Đông|Thái An]], Sơn Đông) của Hậu Lươmg ở bờ nam Hoàng Hà, chiếm được phủ thành Vận châu (鄆州). Lo sợ và tức giận trước việc Vận châu thất thủ, Chu Hữu Trinh giáng chức Đái Tư Viễn và trao quyền cho [[Vương Ngạn Chương]] thống soái quân lĩnh chống Hậu Đường. Vương Ngạn Chương nhanh chóng tiến công và chiếm được thành biên giới Đức Thăng (德勝, nay thuộc Bộc Dương), mục đích là nhằm cắt đường tiếp tế cho Vận châu. Tuy nhiên, trong các trận chiến kế tiếp với Lý Tồn Úc, Vương Ngạn Chương đã không quyết đoán, ngoài ra ông còn mâu thuẫn với Triệu Nham và bốn vị ngoại thích. Năm người này do đó đã gièm pha Vương Ngạn Chương trước mặt Chu Hữu Trinh. Chu Hữu Trinh sau đó loại bỏ Vương Ngạn Chương và cho [[Đoàn Ngưng]] thay thế. Trong khi đó, Chu Hữu Trinh cũng cho phá [[đê]] Hoàng Hà tại Hoạt châu (滑州, nay thuộc [[An Dương (địa cấp thị)|An Dương]], Hà Nam), khiến khu vực bị [[Lũ lụt|ngập lụt]], mục đích là để cản trở quân Hậu Đường tiến sâu hơn nữa.<ref name=ZZTJ272/>