Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Hải quan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 15:
Về sau, tướng nhà Minh là [[Thích Kế Quang]] bắt đầu cho củng cố và xây dựng một thành quanh Sơn Hải quan, tường thành và pháo đài ở phía đông, nam và bắc của cửa ải. Sơn Hải quan trở thành một trong những cửa ải được củng cố vững mạnh nhất tại Trung Quốc và cho đến ngày nay, đây cũng là một trong những cửa ải được bảo tồn tốt nhất của Vạn lý trường thành.
 
Có hai ghi chép về trận chiến Sơn Hải quan vào cuối thời Minh. Phiên bản nổi tiếng hơn và mang tính tiểu thuyết hơn thuật rằng: vàoVào thời nhà Minh, tướng [[Ngô Tam Quế]] đã gần như chấp thuận đầu hàng và tham gia quân nổi dậy của [[Lý Tự Thành]] nhưng sau khi nghe tin ái thiếp là [[Trần Viên Viên]] bị họ chiếm đoạt, ông đã nổi giận và liên lạc với [[Đa Nhĩ Cổn]] của Mãn Châu, kết quả dẫn đến việc mở Sơn Hải quan cho quân Mãn. Liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Châu đã chiến thắng trong [[trận Sơn Hải quan]] chống lại Lý Tự Thành. Chiến thắng của quân Mãn Châu đã làm nền tảng cho việc tiêu diệt không chỉ quân nổi dậy của Lý Tự Thành mà còn là của nhà Minh và thiết lập quyền cai trị vững chắc của người Mãn trên toàn cõi Trung Quốc. Người Mãn lập nên [[triều đại Trung Quốc|triều đại phong kiến cuối cùng]] trong [[lịch sử Trung Quốc]] là [[nhà Thanh]].
 
Ghi chép thứ nhì là Ngô Tam Quế đã đầu hàng Lý Tự Thành, nhưng trên đường đến Bắc Kinh, ông đã nghe được thông tin về một nàhnhà nước hỗn loạn tại kinh đô và các vịvụ thảm sát của quân Lý Tự Thành, cũng như vụ giết phụ thân của ông. Ngô Tam Quế nổi giận, ông trở lại Sơn Hải quan và đầu hànhhàng thủ lĩnh quân Mãn Châu. Quân của Ngô Tam Quế sau đó đã từng chiến đầu ở tiền tuyến chống lại quân Lý Tự Thành, lừa họ rằng quân Mãn Châu đã không thể qua cửa aiải. Kết quả là quân Mãn Châu đã tiêu diệt lực lượng của Lý Tự Thành bằng cách dùng một miếng vải gắn liền với đồng phục của quân Ngô Tam Quế để phân biệt đồng minh và kẻ thù.
 
Vào thời nhà Thanh, Sơn Hải quan, với vị trí nằm giữa Bắc Kinh và Thẩm Dương, là cửa ngõ để đến kinh đô. Trong thời [[Trung Hoa Dân Quốc|Dân Quốc]], cũng như trong chiến dịch [[Liên quân tám nước]] và [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh thế giới lần thứ 2]], Sơn Hải qua là nơi diễn ra nhiều cuộc xung đột.