Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà diện 2/IV”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tem (thảo luận | đóng góp)
Ai có mục đích khác, xin kèm dẫn chứng. Cám ơn
Tem (thảo luận | đóng góp)
Biêt thế nhưng {{Cần chú thích}} vì đây là bài nhạy cảm, đoạn nào Tem viết đều có chú thích rồi
Dòng 41:
== Điều kiện và hoàn cảnh ra đời quyết định 111/CP ==
=== Trị an chung ===
Quyết định ra đời hai năm sau sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà bằng chiến thắng vang dội của cộng sản miền Bắc vào năm 1975. Lúc này chính quyền ở miền Nam đã qua giai đoạn non yếu ban đầu, hàng vạn cán bộ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa các cấp đã bị thực hiện biện pháp quản lý cách ly học tập cải tạo, an ninh trật tự đã được giữ vững, các hoạt động đấu tranh nhằm phục quốc Việt Nam Cộng Hòa bị trấn áp từ trứng nước, chỉ có các hoạt động từ bên ngoài hoặc các hoạt động vũ trang vùng rừng núi Tây nguyên như [[Fulro]].{{Cần chú thích}}
 
=== Biên giới Tây Nam ===
Tháng giêng năm 1977 quân của [[Pol Pot]] Campuchia Dân chủ tấn công 6 tỉnh trong 7 tỉnh dọc biên giới và giết hại rất nhiều thường dân Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1977 quân Polpot tiếp tục tấn công và giết hại thường dân, nhiều dân chúng trong các tỉnh nầy bỏ ruộng làng tránh đi nơi khác và những người trong các khu kinh tế mới bỏ chạy về [[Thành Phố Hồ Chí Minh]] và các tỉnh lỵ khác.{{Cần chú thích}}
=== Quan hệ với Trung quốc ===
Bước ra khỏi [[chiến tranh Việt Nam]] với tư thế người chiến thắng siêu cường, là tiền đồn của phe Xã hội chủ nghĩa nhưng Việt Nam không được [[Trung Quốc]] chào đón và ủng hộ để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội giàu mạnh, Trung Quốc cắt viện trợ cho Việt Nam đồng thời tăng cường cung cấp cho Polpot từ năm 1975 đến năm 1978 tiền, súng đại bác, súng cối, súng bazôka, súng đại liên, súng trung liên, vũ khí khác các loại, xe cộ và xăng dầu đầy đủ để trang bị cho một đội quân hai trăm ngàn người và khoảng mười ngàn cố vấn và chuyên gia quân sự sang Campuchia để hỗ trợ và rèn luyện quân đội Polpot đánh Việt Nam. {{Cần chú thích}}
 
=== Quan hệ với Hoa Kỳ ===
Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa thực chất là chuyên chính vô sản đối với diện 2/IV các viên chức quân đội dân sự đảng phái Việt Nam Cộng Hòa có quan hệ mật thiết với quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam. {{Cần chú thích}}
Sau năm 1975 cả hai bên đều tỏ ý qua kênh ngoại giao về việc không thù hằn lẫn nhau và mong muốn nối lại quan hệ, nhưng một số thành viên hai bên lại đặt ra các rào cản như Kissinger yêu cầu cấm vận và Bộ Thương Mại và Bộ Tài Chính Mỹ lập tức không cho công dân Mỹ gởi viện trợ nhân đạo cho cả hai miền Việt Nam sau ngày ngày 14 tháng 5 của Kissinger hoặc đặt các điều kiện để bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ là phải bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ đôla theo điều 21 hiệp định Paris. Sau khi đảng Dân chủ thắng cử, Tổng Thống Jimmy Carter muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam vì một số lý do, trong đó có việc ổn định tình hình khu vực Đông Nam Á. Tháng 3 năm 1977 phái đoàn Woodcock sang Hà Nội để thăm dò khả năng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và cho rằng Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa quan hệ không điều kiện với sự hiểu biết rằng sau khi quan hệ đã bình thường hóa thì Mỹ sẽ viện trợ, cuộc đàm phán Mỹ-Việt bắt đầu từ tháng 5 năm 1977. Theo nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ :
:''Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu, phải qua 3 vòng đàm phán trong tháng 5, tháng 6 và tháng 12 năm 1977. Địa điểm luân phiên ở đại sứ quán ta và đại sứ quán Mỹ tại Pháp. Trong đàm phán vòng 1 (ngày 3-4/5/1977), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Còn về điều 21 Hiệp định Pa-ri về ngưng chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết “cả gói” 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hóa quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hóa quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngày 2-3/6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19/7/1977, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Mỹ rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẽo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó (các ông [[Lê Duẩn]], [[Lê Đức Thọ]], [[Trường Chinh]] và [[Phạm Văn Đồng]]) đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20/12/1978), Mỹ đề nghị nếu chưa thỏa thuận được về thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi (Interest section) ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng Quyền lợi thì sẽ tùy tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cứng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề. Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Rồi từ giữa năm 1977, [[Quốc hội Mỹ ]] thông qua luật cấm viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ Việt-Mỹ ngày càng thêm trở ngại và có ảnh hưởng đến các chính sách liên quan đến người làm việc trong chính quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từ năm 1978, Mỹ đẩy nhanh quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (từ tháng 2.73, khi [[Kissinger]] đi thăm Bắc Kinh. Trung Quốc và Mỹ đã ký thoả thuận lập Cơ quan liên lạc ở thủ đô 2 nước với quy chế như một sứ quán). Nước cờ "chơi lá bài Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô" của cố vấn an ninh quốc gia Z.Bzrezinski đã dần dần lấn lướt chủ trương của ngoại trưởng Cyrus Vance và R.Holbrooke là "thúc đẩy song song việc cải thiện quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc". Ngày 23.8.78, trong lúc Mỹ đàm phán về bình thường hoá quan hệ với ta ở Paris, ngoại trưởng Mỹ C.Vance đã đi thăm Bắc Kinh. Cho đến khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Trung Quốc là NATO phương Đông" và "Việt Nam là Cuba phương Đông" (19.5.78) và Bizezinski đi thăm Trung Quốc (20.5.78) thì chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.''
Như vậy sự cứng rắn trong chuyên chính với kẻ thù đã có quan hệ mật thiết với quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.{{Cần chú thích}}
 
=== Thu mua lương thực ===
Dòng 60:
* Năm 1977 tổng sản lượng quy ra thóc của Việt Nam chỉ đạt được 6,8 triệu tấn và chỉ thu mua được 790.000 tấn, trong khi trước đó năm 1976 tổng sản lượng lương thực quy ra thóc là 7,1 triệu tấn và Nhà nước Việt Nam thu mua được 950.000 tấn. Năm 1978 và 1979 chính phủ thực hiện chính sách “nghĩa vụ lương thực” và “hợp đồng hai chiều”, bắt nông dân bán cho chính phủ một số lương thực nhất định với giá chính thức và ngược lại chính phủ cũng bán cho nông dân một số mặt hàng nhất định như phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu với giá bao cấp ( dân gọi là mua như cướp bán như cho). Nhưng vì thiếu sự hợp tác của nông dân, nhất là thành phần trung nông, cuối cùng Nhà nước thu mua chỉ được có 457 ngàn tấn năm 1978 và 398 ngàn tấn năm 1979. Tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang thu mua của chính phủ bị giảm đến 4 lần.
 
* Viện trợ: Trung Quốc hoàn toàn cắt viện trợ lương thực 2 năm 1976 và 1977. Liên Xô cung cấp 450.000 tấn thực phẩm trong tổng số 1,6 triệu tấn mà các cơ quan nước ngoài gởi gấp sang cho Việt Nam cứu đói.{{Cần chú thích}}
 
=== Đời sống người dân ===
Cuộc sống người dân sa sút dần sau 1975, một số nhà sau khi bán dần đồ đạc lần hồi tháo cả cửa nẻo, mái nhà để bán, một số không chịu nổi đã đi kinh tế mới hoặc bị buộc đi kinh tế mới. Hàng tiêu dùng ngày càng thiếu nghiêm trọng, người dân phải mạng và áo quần để mặc, phụ tùng xe đạp rất thiếu kể cả cán bộ nhất là săm lốp nhưng cơ cực nhất là thiếu lương thực đời sống người dân ngay cả tầng lớp cán bộ công nhân viên cũng có khi phải tự túc lương thực một hai tháng.{{Cần chú thích}}
 
== Quan điểm triết học, chính trị, luật pháp ==