Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà diện 2/IV”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tem (thảo luận | đóng góp)
Tem (thảo luận | đóng góp)
Dòng 50:
 
=== Quan hệ với Hoa Kỳ ===
Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa thực chất là chuyên chính vô sản đối với diện 2/IV các viên chức quân đội dân sự đảng phái Việt Nam Cộng Hòa có quan hệ mật thiết với quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam. {{Cần chú thích}}
 
Sau năm 1975 cả hai bên đều tỏ ý qua kênh ngoại giao về việc không thù hằn lẫn nhau và mong muốn nối lại quan hệ, nhưng một số thành viên hai bên lại đặt ra các rào cản như Kissinger yêu cầu cấm vận và Bộ Thương Mại và Bộ Tài Chính Mỹ lập tức không cho công dân Mỹ gởi viện trợ nhân đạo cho cả hai miền Việt Nam sau ngày ngày 14 tháng 5 của Kissinger hoặc đặt các điều kiện để bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ là phải bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ đôla theo điều 21 hiệp định Paris. Sau khi đảng Dân chủ thắng cử, Tổng Thống Jimmy Carter muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam vì một số lý do, trong đó có việc ổn định tình hình khu vực Đông Nam Á. Tháng 3 năm 1977 phái đoàn Woodcock sang Hà Nội để thăm dò khả năng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và cho rằng Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa quan hệ không điều kiện với sự hiểu biết rằng sau khi quan hệ đã bình thường hóa thì Mỹ sẽ viện trợ, cuộc đàm phán Mỹ-Việt bắt đầu từ tháng 5 năm 1977.{{Cần Theochú nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ :thích}}.
 
Theo nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ :
:''Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu, phải qua 3 vòng đàm phán trong tháng 5, tháng 6 và tháng 12 năm 1977. Địa điểm luân phiên ở đại sứ quán ta và đại sứ quán Mỹ tại Pháp. Trong đàm phán vòng 1 (ngày 3-4/5/1977), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Còn về điều 21 Hiệp định Pa-ri về ngưng chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết “cả gói” 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hóa quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hóa quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngày 2-3/6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19/7/1977, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Mỹ rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẽo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó (các ông [[Lê Duẩn]], [[Lê Đức Thọ]], [[Trường Chinh]] và [[Phạm Văn Đồng]]) đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20/12/1978), Mỹ đề nghị nếu chưa thỏa thuận được về thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi (Interest section) ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng Quyền lợi thì sẽ tùy tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cứng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề. Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Rồi từ giữa năm 1977, [[Quốc hội Mỹ ]] thông qua luật cấm viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ Việt-Mỹ ngày càng thêm trở ngại và có ảnh hưởng đến các chính sách liên quan đến người làm việc trong chính quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từ năm 1978, Mỹ đẩy nhanh quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (từ tháng 2.73, khi [[Kissinger]] đi thăm Bắc Kinh. Trung Quốc và Mỹ đã ký thoả thuận lập Cơ quan liên lạc ở thủ đô 2 nước với quy chế như một sứ quán). Nước cờ "chơi lá bài Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô" của cố vấn an ninh quốc gia Z.Bzrezinski đã dần dần lấn lướt chủ trương của ngoại trưởng Cyrus Vance và R.Holbrooke là "thúc đẩy song song việc cải thiện quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc". Ngày 23.8.78, trong lúc Mỹ đàm phán về bình thường hoá quan hệ với ta ở Paris, ngoại trưởng Mỹ C.Vance đã đi thăm Bắc Kinh. Cho đến khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Trung Quốc là NATO phương Đông" và "Việt Nam là Cuba phương Đông" (19.5.78) và Bizezinski đi thăm Trung Quốc (20.5.78) thì chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.''
Như vậy sự cứng rắn trong chuyên chính với kẻ thù đã có quan hệ mật thiết với quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.{{Cần chú thích}}