Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phù Kiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 9 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q967998 Addbot
Airwalker (thảo luận | đóng góp)
Dòng 67:
 
===Sau khi Vương Mãnh qua đời===
Sau khi Vương Mãnh qua đời, Phù Kiên tiếp tục tiến hành các chiến dịch nhằm thống nhất Trung Hoa. Trong số các chiến dịch, phần lớn thắng lợi nghiêng về phía Tiền Tần song chúng cũng đã khiến cho đế quốc và nhân dân chịu nhiều mất mát. Hơn nữa, Phù Kiên mặc dù trong những năm đầu được người đời biết đến với tính tiết kiệm, thì nay bắt đầu chi tiêu thái quá cho các cung điện. Một trong những trọng tâm của Vương Mãnh khi xưa là giữ cho các triều thần thành thật dường như đã bị bỏ qua, do bắt đầu xuất hiện các ghi chép sai của chính quyền trong sử sách. Giả dụ vào năm 382, Tiền Tần bị nạn [[phân bộ Châu chấu|châu chấu]], hoành hành khắp U Châu (幽州, nay là [[Bắc Kinh]], [[Thiên Tân]], và bắc bộ [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]), Thanh Châu (青州, nay là trung bộ và đông bộ [[Sơn Đông]]), Kí Châu (冀州, nay là trung bộ Hà Bắc), và Tịnh Châu (并州, baynay là [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]) và các nỗ lực nhằm diệt châu chấu đã không thành công, song theo văn thư của chính quyền thì lại ghi rằng các châu (trừ U Châu) là đạt sản lượng ngũ cốc lớn, và rằng nạn châu chấu không tàn phá cây gai dầu và cây đậu, một điều không thể xảy ra. Điều này cho thấy rằng các quan địa phương đã không còn báo cáo về tình hình các châu của họ một cách trung thực mà chỉ báo cáo cốt sao cho hài lòng Phù Kiên và các triều thần cấp cao. Điều này có thể là bởi Phù Kiên sau cái chết của Vương Mãnh đã cảm thấy rằng mình có thể giám sát mọi thứ, và tự mình gánh vác quá nhiều việc, điều này được minh chứng trong một chiếu thư mà ông ban hành năm 376, biểu thị rằng khối lượng công việc của ông quá nặng nề đến nỗi một nửa số tóc của ông biến sang màu trắng.
 
Thu năm 376, Phù Kiên mở một chiến dịch lớn đánh Tiền Lương, sau khi vua Tiền Lương là Trương Thiên Tích từ chối thể hiện sự khuất phục bằng cách đến kinh thành [[Trường An]] của Tiền Tần và còn cho giết sứ thần của Tiền Tần. Các tướng của Trương Thiên Tích, vốn đã không hài lòng với những người trẻ tuổi mà ông đưa vào triều, nay đã đầu hàng hoặc dễ dàng bị đánh bại, chỉ trong vòng dưới một tháng, Trương Thiên Tích đã buộc phải đầu hàng, lãnh thổ của Tiền Lương (trung bộ và tây bộ [[Cam Túc]], bắc bộ [[Thanh Hải]], và đông bộ [[Tân Cương]]) được sáp nhập vào Tiền Tần. Chỉ hai tháng sau, Phù Kiên mở một chiến dịch lớn khác để đánh [[Đại (nước)|nước Đại]], trong bối cảnh vua nước Đại là [[Thác Bạt Thập Dực Kiền]] bị con trai là Thác Bạt Dật Quân (拓拔寔君) mưu sát, việc chinh phục diễn ra suôn sẻ.