Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính thống giáo Cổ Đông phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Chính thống giáo cổ Đông phương''' dùng để chỉ tín ngưỡng của những Kitô hữu thuộc giáo hội Đông phương chỉ thừa nhận ba công đồng đại kết đầu tiên. Đó là các [[Công đồng Nicaea đầu tiên]], [[Công đồng Constantinople đầu tiên]] và [[Công đồng Êphêsô đầu tiên]].
 
Họ đặc biệt bác bỏ các định nghĩa giáo điều của [[Công Đồng Chalcedon]] được tổ chức vào năm 451 tại Chalcedon. Công đồng này xác quyết Chúa Giêsu có 2 bản tính: bản tính thần linh và bản tính con người). Vì vậy giáo hội còn được gọi là Nhất Tính thuyết (Monophysite) do liên hệ với Nhất Tính thuyết của Eutychus. Mặc dù Chính Thống giáo cổ Đông Phương từ chối cách gọi này và cho rằng đó là cách gọi không chính xác. Và họ đã bác bỏ giáo lý của cả Nestôriô và Eutychus<ref name="first seven">{{cite book|last=Davis, [[Society of Jesus|SJ]]|first=Leo Donald|title=The First Seven Ecumenical Councils (325-787): Their History and Theology (Theology and Life Series 21)|year=1990|publisher=Michael Glazier/Liturgical Press|location=Collegeville, MN|isbn=978-0-8146-5616-7|pages=342}}</ref>.
 
Mỗi giáo hội hiệp thông đầy đủ với giáo hội khác trong Chính thống giáo cổ phương Đông nhưng không liên hệ với giáo hội [[Chính Thống giáo Đông phương]]. Những cuộc đối thoại theo hương tái phục hồi sự hiệp nhất bắt đầu từ giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên kết quả của quá trình này khá chậm chạp<ref name="sor.cua.edu">[http://sor.cua.edu/Ecumenism/20010317oomtg4.html Syrian Orthodox Resources – Middle Eastern Oriental Orthodox Common Declaration]</ref>.
 
Mặc dù danh từ này có khả năng gây nhầm lẫn ("Phương Đông"/"Oriental" đồng nghĩa với "Đông"/"Eastern"), tuy nhiên Chính Thống giáo cổ Đông Phương nằm độc lập và không được quy chung vào Giáo Hội [[Chính Thống giáo Đông phương]]. Chính thống giáo cổ Đông phương bao gồm sáu Hội thánh: Chính Thống Coptic, Chính thống giáo Ethiopia, Chính thống giáo Eritrea, Chính Thống Syria, Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria ( Giáo Hội Chính Thống Ấn Độ) và Hội thánh Tông đồ Armenia<ref>[http://www.wcc-coe.org/wcc/what/ecumenical/ooc-e.html Oriental Orthodox Churches<!-- Bot generated title -->]</ref>. Những hội thánh này hiệp thông với nhau và được phân cấp độc lập<ref>[http://www.pluralism.org/affiliates/student/allen/Oriental-Orthodox/Home.html An Introduction to the Oriental Orthodox Churches<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
Giáo Hội Chính Thống cổ Đông Phương và phần còn lại của Giáo Hội Kitô giáo chia rẽ bắt đầu từ sự khác biệt về quan điểm Kitô học. Công đồng Nicea (325) tuyên bố rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, "đồng bản thể" với Đức Chúa Cha, và Công đồng Êphêsô đầu tiên (431) định tín rằng Chúa Giêsu, mặc dù là Thiên Chúa nhưng cũng là con người (hypostasis). Hai mươi năm sau công đồng Êphêsô, Công đồng Chalcedon tuyên bố rằng Chúa Giêsu là một con người trong hai bản tính hoàn chỉnh, một con người và một thần linh. Những người phản đối Chalcedon cho rằng, điều này giống như học thuyết của dị giáo Nestorian đã bị kết án ở Êphêsô, rằng Chúa Kitô là hai bản thể riêng biệt, một của Thiên Chúa (Ngôi Lời) và một con người (Chúa Giêsu).