Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bàn Khuê Vĩnh Trác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Thiền sư Nhật Bản}}
'''Bàn Khuê Vĩnh Trác''' (盤珪永琢, ja. ''bankei yōtaku'' (''eitaku'')), [[1622]]-[[1693]], cũng được gọi là '''Bàn Khuê Quốc sư''' (zh. 盤珪國師, ja. ''bankei kokushi''), là một vị [[Thiền sư Nhật Bản]], thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Diệu Tâm tự (妙心寺, ja. ''myōshin-ji''). Sư một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử [[Phật giáo Nhật Bản]] với tư cách là người đã phổ biến thiền học đến lớp quần chúng.
==Cơ duyên==
 
Sư sinh trưởng trong một gia đình theo [[Nho giáo]], sinh sống bằng nghề y học Trung Quốc. Sư mất cha năm lên mười và một năm sau đó, Sư được gửi vào trường học. Một hôm, nhân lúc đọc quyển ''Ðại học'' (大學, ja. ''daigaku'') - một trong bốn quyển sách chính ([[Tứ thư]]) của Nho giáo - đến câu "Ðại học làm sáng tỏ minh đức", Sư hỏi thầy: "Minh đức (zh. 明德, ja. ''meitoku'') là gì?" Thầy trả lời: "Minh đức là tính tốt tự nhiên có sẵn của mỗi người". Sư hỏi đi hỏi lại nhiều lần nhưng những câu trả lời của vị thầy này không làm thoả mãn nỗi thắc mắc của Sư. Cuối cùng, Sư tìm học ở các vị Thiền sư để tìm câu giải đáp.
 
Ðến Thiền sư Vân Phủ Toàn Tường (zh. 雲甫全祥, ja. ''umpō zenjō'', [[1568]]-[[1653]]), Sư được hướng dẫn vào phương pháp [[toạ thiền]] (坐禪, ja. ''zazen'') và có ngộ nhập nơi đây. Vân Phủ khuyên Sư đến các vị Thiền sư khác để trắc nghiệm sự giác ngộ của mình. Sư vâng lời thầy yết kiến nhiều Thiền sư nhưng không ai có thể [[ấn khả chứng minh|ấn chứng]] cho Sư. Nhân nghe danh một vị [[Thiền sư Trung Quốc]] là Ðạo Giả Siêu Nguyên (zh. ''dàozhě chāoyuán'' 道者超元, ja. ''dōsha chōgen'') - một vị Thiền sư hoằng hoá đồng thời với [[Ẩn Nguyên Long Kì]] - đang trụ trì tại Sùng Phúc tự (崇福寺, ja. ''sōfukuji''), Sư đến tham học và được vị này ấn khả.
==Cơ phong hoằng hoá==
 
Vì thấy rằng rất ít người hiểu được những lời thuyết pháp của mình nên Sư ẩn cư nhiều năm trước khi nhập thế hoằng hoá. Môn đệ của Sư sau này có đến cả ngàn người, xuất xứ từ mọi tầng cấp xã hội. Hầu hết tất cả những bài thuyết pháp của Sư đều xoay quanh hai chữ "Bất sinh" (zh. 不生, sa. ''anutpāda'', ja. ''fushō''), "Tâm bất sinh" những danh từ được Sư giảng nghĩa tường tận. Mặc dù Sư nghiêm cấm các đệ tử ghi chép lại pháp ngữ của mình nhưng các bài thuyết pháp của Sư vẫn còn được lưu lại.