Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wiki hóa; +en:
Arisa (thảo luận | đóng góp)
n vị trí chỉ mục footnote
Dòng 13:
Những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện tân sinh trong biểu mô cổ tử cung:
 
#Giao hợp sớm (trước 17 tuổi). Giao hợp với nhiều người, và giao hợp với người có quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ. Những tình huống trên làm tăng nguy cơ mắc các [[bệnh lây truyền qua đường tình dục]] gây viêm nhiễm cổ tử cung, cũng như gây những sang chấn lên cổ tử cung, là những tác nhân tác động lên vùng chuyển tiếp vốn rất nhạy cảm với các tác nhân này. {{fn|1}}
#Viêm nhiễm sinh dục do [[HPV]] (''Human Papilloma Virus'') là một yếu tố nguy cơ chính. Vai trò của HPV gây tân sinh trong biểu mô cổ tử cung đã được xác nhận. HPV là một loại [[virus]] có nhân chứa chất liệu di truyền là [[DNA]], đã được tìm thấy trong hơn 80% các mẫu tế bào cổ tử cung bị kết luận là nghịch sản (hay tân sinh trong biểu mô) hoặc ung thư xâm lấn. {{fn|2}}
#Tuy nhiên nhiễm HPV rất hay gặp ở những phụ nữ tuổi hoạt động tình dục, nhưng chỉ một số ít trong đó bị tân sinh cổ tử cung hay [[ung thư cổ tử cung]]. Điều này chứng tỏ còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ gây nghịch sản trong tế bào cổ tử cung. Đầu tiên là chủng [[HPV]] bị nhiễm. Đã có 77 chủng HPV được tìm ra, trong đó có 2 nhóm chính gây bệnh ở người. Các chủng HPV 6b và 11 là những chủng gây [[condyloma]] sùi ở [[âm hộ]], [[âm đạo]], cổ tử cung, cũng được tìm thấy trong những tổn thương nghịch sản nhẹ CIN I, nhưng diễn tiến lành tính và hiếm khi diễn tiến thành ung thư xâm lấn. Trong khi đó chủng HPV 16, 18 , 31, 33 là những chủng ác tính, chúng được tìm thấy ở 50-80% các trường hợp nghịch sản và ở 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn. Sở dĩ các chủng HPV này có khả năng gây bệnh cao vì chúng có khả năng ghép chất liệu di truyền của virus và với DNA của tế bào chủ, gây ra những đột biến [[gene]] có tiềm năng sinh ung. {{fn|2}}
#Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng được coi là yếu tố nguy cơ, đó là điều kiện kinh tế xã hội thấp, vệ sinh kém, hút thuốc lá, và các tác nhân gây suy giảm sức đề kháng như nhiễm [[AIDS|HIV]], ....
 
Dòng 50:
Phân độ của CIN thường đựa trên kết quả của mẫu phết mỏng cổ tử cung. Được chia làm 3 mức độ:
 
#Nghịch sản nhẹ, khi chỉ 1/3 dưới của lớp biểu mô bị ảnh hưởng. CIN I còn được xem là tổn thương trong biểu mô lát mức độ thấp (''LSIL-Low grade squamous intraepithelial lesion'') .{{fn|3}}
#Nghịch sản trung bình, khi 2/3 dưới của lớp biểu mô bị ảnh hưởng.
#Nghịch sản nặng, khi 1/3 trên của lớp biểu mô bị ảnh hưởng.
CIN II và III được xem là tổn thương trong biểu mô lát mức độ cao (''HSIL-high grade squamous intraepithelial lesions'') .{{fn|3}}
 
Còn gọi là ung thư tại chỗ khi toàn bộ bề dày lớp biểu mô bị ảnh hưởng.
Dòng 61:
===Nghịch sản nhẹ===
 
Khoảng 60% có thể tự biến mất trong vài tháng và có khoảng 11% sẽ tiến triển thành ung thư. {{fn|4}} Do đó cần làm lại [[phết tế bào cổ tử cung]] sau khoảng 4–6 tháng. Nếu sang thương vẫn còn, có thể xử trí bằng đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt bằng tia laser.
 
Đối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, khi thấy kết quả là nghịch sản nhẹ thì có thể sử dụng [[estrogen]] bôi tại chỗ trong vòng 2 tháng trước khi kiểm tra lại bằng phết tế bào cổ tử cung.
Dòng 67:
===Nghịch sản trung bình===
 
Chỉ có khoảng 40% là tự khỏi, và khoảng 22% sẽ tiến triển thành ung thư ,{{fn|4}}, do đó CIN II buộc phải điều trị với các phương pháp tương tự như trên. Khi sang thương ăn sâu vào lỗ trong thì thực hiện [[khoét chóp cổ tử cung]].
 
Khoét chóp là phương pháp chính trong chẩn đoán và điều trị những tổn thương giai đoạn sớm. Khoét chóp sẽ lấy đi toàn bộ vùng chuyển tiếp lát-trụ ở quanh cổ tử cung. Tùy theo vùng chuyển tiếp nằm ở đâu thì quyết định chiều sâu của khoét chóp.
Dòng 73:
===Nghịch sản nặng===
 
[[Khoét chóp cổ tử cung|khoétKhoét chóp]] là phương pháp được chọn lựa. Tuy nhiên trong một số trường hợp tổn thương lan rộng vào đến lỗ trong cổ tử cung mà khoét chóp không đảm bảo hoặc khi bệnh nhân lớn tuổi, có đủ con, không đủ điều kiện để theo dõi bệnh nhân lâu dài, khi bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý khác đi kèm như: [[u xơ cơ tử cung]], [[rối loạn kinh nguyệt]], [[sa sinh dục]]... thì cắt tử cung toàn phần là một chọn lựa tốt hơn.
 
===Theo dõi sau điều trị===
#Trong năm đầu, mỗi 3 tháng phết tế bào cổ tử cung một lần, [[soi cổ tử cung]] mỗi 6 tháng.
#Nếu bình thường thì làm lại [[phết tế bào cổ tử cung]] sau đó 9 tháng. {{fn|4}}
#Khi tất cả các xét nghiệm trên bình thường, thì chỉ theo dõi [[phết tế bào cổ tử cung|phết tế bào]] mỗi năm một lần.