4.718
lần sửa đổi
n (→Tham khảo) |
n (ct) |
||
'''Đại thành tựu''' (zh. 大成就, sa. ''mahāsiddha''), hoặc '''Đại thành tựu giả''', cũng dịch âm là '''Ma-ha-tất-đạt''' (zh. 摩訶悉達), là danh hiệu chỉ những vị tu khổ hạnh, đã đạt cốt tuỷ của giáo pháp
Thành tựu giả (sa. ''siddha'') là các vị đã đạt thần thông, thần thông này được gọi là Thành tựu pháp (sa. ''siddhi'', hoặc Tất-địa). Người [[Xuất gia|xuất gia]] hay [[Cư sĩ|cư sĩ]] đều có thể đạt Tất-địa.
Trong thời [[Phật]] còn tại thế, người ta đã thừa nhận trong quá trình tu tập, hành giả có thể đạt thần thông nhất định, nhưng các thần thông đó đều vô ích, không đáng quan tâm. Chính Phật cũng không cho phép đệ tử mình thi triển thần thông, trừ khi cần phải thi triển vì mục đích giáo hoá. Thế nhưng, Mật tông, nhất là truyền thống
Ngày nay người ta còn tìm thấy tiểu sử của 84 vị Đại thành tựu trong kinh sách Tây Tạng như Chatraba (sa. ''catrapa''), người hành khất; Kantalipa (sa. ''kantalipa''), thợ may và Kumbaripa (sa. ''kumbharipa''), thợ gốm. Người ta cũng phải kể các vị như nhà vua Indrabhuti (sa. ''indrabhūti'') và người em gái Lakshminkara (sa. ''lakṣmīṅkarā'') cũng như Luận sư Shantipa (sa. ''śāntipa''). Đời sống các vị đó khác nhau rất nhiều nhưng tất cả đều có chung một điều là các vị đều phải trải qua một cơn khủng hoảng trong đời, gặp một lời khai thị của một vị Đạo sư và biến khủng hoảng đó thành đạo giải thoát. Các vị thường có thái độ khó hiểu và ưa dùng nghịch lí để diễn tả cái không thể lĩnh hội được của sự thật vô thượng. Trong tiểu sử của vị Đại thành tựu Tantepa (sa. ''tantepa''), người ta thấy sự hoà nhập giữa một cuộc đời tối tăm nhất và sự giác ngộ cao cả. Ông là người đánh bạc, phá tan gia sản và chỉ nhờ câu khai thị—thế giới thật ra cũng trống rỗng như túi tiền của mình—ông đạt giác ngộ và trực chứng Niết-bàn.
Các bài kệ ca tụng [[Chân như]], trong đây được tạm dịch là [[Chứng đạo ca]] (sa. ''dohā'', phiên âm Hán-Việt là Đạo-bả, 道把) của các vị Đại thành tựu thường rất thi vị và kích thích sức tưởng tượng. Tại Tây Tạng, truyền thống ca hát đó được [[Mật-lặc Nhật-ba]] và Drugpa Kunleg tiếp nối. Bài ca sau đây của người thợ rèn [[Saraha]], một trong những vị Đại thành tựu danh tiếng nhất, để lại ấn tượng khó quên: “Ai thấu hiểu rằng, đầu đuôi chẳng có tâm thức nào cả, người đó đã thực hiện tâm Phật ba đời.”
==Tham khảo==
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
|
lần sửa đổi