Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
TRMC (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB
Dòng 172:
Cuộc nội chiến sau đó vẫn tiếp tục và chứng kiến Constantine lần lượt đánh bại các đối thủ khác. Năm 324, ông đánh bại đối thủ cuối cùng là người em rể [[Licinius]] để thống nhất Đế chế.<ref>MacMullen, ''Constantine''.</ref> Ngoài ra, trong triều đại của mình, Constantine cũng có những thắng lợi trước người [[người Frank|Frank]], [[Người Alemanni|Alamanni]], [[Visigoth]] và [[người Sarmatia|Sarmatia]], thậm chí là tổ chức tái định cư lại một phần Dacia (bị bỏ rơi từ thế kỷ 3).
 
Hai việc làm đáng nhớ nhất dưới thời Constantine là cải sang đạo Thiên chúa và phát triển thành phố [[Constantinopolis|ConstantinopleConstantinopolis]]. Năm 313, Constantine công bố chấp nhận Thiên chúa giáo trong [[Sắc lệnh Milan]]. Sắc lệnh này cho phép những người đạo Thiên chúa giáo có quyền theo đuổi đức tin của họ.<ref>Bowder, Diana. ''The Age of Constantine and Julian''. New York: Barnes & Noble, 1978</ref> Hệ quả của sắc lệnh này là việc bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo và trả lại các tài sản đã bị tịch thu của [[Giáo hội Công giáo Rôma|Giáo hội]]. Sau đó ông tuyên bố chính mình cũng là một tín đồ của Thiên chúa giáo. Sự chuyển đổi của ông và sự bảo trợ Giáo hội của ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế chế. Những người Thiên chúa giáo theo [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo Đông phương]] xem ông như là Thánh Constantine.<ref>Pohlsander, ''Emperor Constantine'', 83–87.</ref>
 
Năm 324, Constantine tuyên bố quyết định biến Byzantium thành Nova Roma (Tân La Mã) và vào 11 tháng 5, 330, ông dời đô từ thành La Mã về Tân La Mã. Thành phố được đặt tên lại là ConstantinopleConstantinopolis (Thành phố của Constantine) sau khi Constantine mất năm 337. Từ đó bắt đầu vai trò của Đông La Mã như là một trung tâm của sự giáo dục, thịnh vượng và văn hóa ở châu Âu. Constantinople vẫn là kinh thành của Đế quốc Byzantine trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quãng tạm thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân [[Thập tự chinh]] lần 4 năm 1204, cho đến khi rơi vào tay [[Đế quốc Ottoman]] năm 1453 (hiện nay thành phố này là [[Istanbul]] của [[Thổ Nhĩ Kỳ]]).
 
Sau khi Constantine I qua đời, Đế chế lại bị chia ba bởi ba người con của ông. Tây La Mã bị chia đôi giữa con trưởng là [[Constantine II]] và con út là [[Constans]]. Đông La Mã cùng Constantinople thuộc về con thứ, [[Constantius II]]. Cuồi cùng thì Constantius II đánh bại được các anh em mình, thế nhưng tới năm 360 thì sự thống trị của ông lại bị lung lay. Trước đó ông đã phong cho [[Julianus (Hoàng đế)|Julian]] (Flavius Claudius Julianus) làm Caesar ở Tây La Mã vào năm 355. Trong 5 năm sau đó, Julian giành nhiều thắng lợi trên chiến trường trước các tộc German, bao gồm cả người Alamanni. Khi Constantius hạ lệnh cho các quân đoàn xứ Gaul phải sang phía đông để tiếp viện cho cuộc chiến với Ba Tư, họ đã nổi dậy và tôn chỉ huy của mình là Julian lên làm Augustus. Vào lúc hai vị hoàng đế đều chưa muốn tiến quân đánh nhau thì Constantius đã qua đời vì bệnh vào tháng 11 năm 361, khiến đất nước tránh được một cuộc nội chiến.