Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ly giáo Đông–Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Khi Ðế quốc La Mã dần tan rã từ lúc hoàng đế [[Theodosius I]] (346-395) băng hà vào năm 395. Suốt thời kỳ này điều đáng ghi là đế quốc La Mã bị sắc dân gọi là "Man di" xâm lăng. Năm 476, hoàng đế cuối cùng bên Tây phương bị tướng man dân [[Odoacre]] truất phế. Từ đó, [[Đế quốc Tây La Mã]] hoàn toàn biến mất. Bên Ðông phương, đế quốc còn cầm cự được thêm một thời gian, nhưng thành [[Byzance]] trở nên quan trọng được coi như là thủ đô của đế quốc mới và được đổi tên thành [[Constantinopolis|Constantinople]] tức là thành [[Roma|Rôma]] thứ hai. Ðây là vấn đề nghiêm trọng, vì trước đây [[công đồng Nicaea I]] (325) đã ấn định ba tòa thượng phụ là Rôma, Alexandrie và Antioche. Cho nên vấn đề đưa Constantinople lên hàng thứ hai hiển nhiên [[Alexandria]] bị kéo xuống và Antioche cũng bị mất dần ảnh hưởng. Tất cả những tranh chấp này cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều trong các cuộc tranh luận về giáo thuyết ở suốt thế kỷ như công đồng Êphêsô (431) và [[Chalcédoine]] (451). Lằn ranh giới phân chia Ðông phương theo dần [[nghi thức Hy Lạp]] và Tây phương theo [[nghi thức Latinh]] mỗi ngày càng rõ rệt hơn. Hai công đồng ở [[thế kỷ 5|thế kỷ thứ 5]] nhóm họp để giải quyết vấn đề tín lý nhưng lại là cơ hội cho những ly khai đầu tiên trong giáo hội.
== Xem thêm ==
* [[Giáo hội Anh|Anh Giáo]]
* [[Chính thống giáo Đông phương]]
* [[Công giáo La Mã]]
* [[Phong trào Đại kết]]
* [[Lịch sử Kitô giáo]]
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}