Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Loạn Tam phiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
==Diễn biến==
Tam Quế viết thư cho Phúc Kiến và Quảng Đông đề nghị cùng khởi binh với danh nghĩa “phục Minh diệt giặc”, tự xưng là “thiên hạ đô chiêu thảo binh mã đại nguyên soái”. Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung đều hưởng ứng. Con [[Trịnh Thành Công]] là [[Trịnh TuyềnKinh]] cũng nhân dịp đó mang quân từ đảo Đài Loan vào đất liền đánh chiếm Ôn châu, Tuyền châu, Chương châu…<ref>Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 389</ref>.
 
Quân nổi dậy của Ngô Tam Quế nhanh chóng chiếm giữ Nguyên châu, Thường Đức rồi tiến vào Tứ Xuyên. Tam Quế đích thân tới Thường Đức, Lễ châu chỉ huy chiến trận.
 
Trước thế mạnh của Tam vương, một số đại thần nhà Thanh khuyên Khang Hi theo nếp cũ của [[Hán Cảnh Đế]] từng chém Triều Thố để yên lòng Ngô vương [[Lưu Tỵ]] khi mới xảy ra [[loạn 7bảy nước]], vì vậy nên chém những người đồng tình triệt phiên như Mễ Tư Hàn, Mạc Lạc và Minh Châu để làm vừa lòng Tam phiên. Nhưng Khang Hi kiên quyết phản đối chủ trương đó, vì ông đã thấy trong quá khứ sau khi Hán Cảnh Đế chém Triều Thố, Lưu Tỵ vẫn không giải binh. Vì vậy ông tuyên bố một mình chịu trách nhiệm việc triệt phiên, và lệnh bắt giam con cháu Ngô Tam Quế ở Bắc Kinh là Ngô Ưng Hùng, Ngô Thế Lâm.
 
Giữa lúc đó Ngô Tam Quế thông qua Đạt Lại Lạt Ma gửi thư tới Khang Hi yêu cầu cho mình được cát cứ phía nam [[Trường Giang]].
 
Khang Hi bác bỏ đề nghị cát cứ nam Trường Giang của Tam Quế, ra lệnh chém Ngô Ưng Hùng và Ngô Thế Lâm. Ngô Tam Quế thúc quân tấn công 30 thành trì vùng [[Giang Tây]]. Thủ hạ của Tam Quế là [[Vương Bỉnh Phiên]] tấn công vào [[Thiểm Tây|Thiểm]] [[Cam Túc|Cam]] – hậu phương [[nhà Thanh]]. Tháng 1 năm [[1675]], con nuôi Ngô Tam Quế là [[Vương Phụ Thần]] đang làm Đề đốc Thiểm Tây mang quân chiếm Bình Lương. Được Vương BínhBỉnh Phiên trợ giúp, Vương Phụ Thần chiếm được Thái châu, Lan Châu, Củng Xương, Định Biên. Ngô Tam Quế tuyên bố sẽ chiếm Kinh châu để tiến vào Bắc Kinh.
 
Trong lúc đó, Cảnh Tinh Trung và Thượng Chi Tín cũng ra quân hưởng ứng Ngô Tam Quế.
 
Trước tình hình biến loạn, Khang Hi vẫn bình tĩnh chỉ huy cuộc chiến. Ông xác định Ngô Tam Quế cầm đầu cuộc nổi dậy, chỉ cần tập trung lực lượng diệt Ngô Tam Quế. Vì vậy ông tận dụng mâu thuẫn giữa Cảnh Tinh Trung và Trịnh Kinh, ra chiếu gửi Quảng Đông và Phúc Kiến, châp thuận cho Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung tiếp tục làm vương. Đồng thời, ông điều quân Thanh đánh bật quân [[Đàivương Loanquốc Đông Ninh|họ Trịnh]] bị cô lập ra khỏi đại lục.
 
Năm [[1677]], Thượng Khả Hy vì mâu thuẫn với Ngô Tam Quế, buồn bực lâm bệnh qua đời. Quân hai xứ [[Phúc Kiến]], [[Quảng Đông]] sau khi gặp một số bất lợi bèn chấp nhận yêu cầu của Khang Hi, dâng sớ chấp nhận bãi binh. Yên được 2 phía, Khang Hi tập trung lực lượng đối phó với Ngô Tam Quế<ref>Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 476</ref>. Tuy đồng ý trên giấy tờ, hai xứ này vẫn chưa chịu hoàn toàn thần phục.
Dòng 33:
Quân Thanh chiếm lại trọng điểm Bình Lương khiến Ngô Tam Quế ở [[Thiểm Tây]] bị thất thế. Sang năm [[1678]], quân Thanh giành thắng lợi, đánh chiếm lại [[Thiểm Tây]]. Một số tướng lĩnh của Tam Quế là Lâm Hưng Chu, Hàn Đại Nhiệm xin hàng nhà Thanh. Cùng lúc Vương Kiệt Thư đánh bại quân Ngô ở [[Giang Tây]] và [[Chiết Giang]] khiến Cảnh Tinh Trung không còn ngoại viện, thế cùng phải xin hàng.
 
Thế cục đã thay đổi, Ngô Tam Quế phải rút về chỉ còn giữ được Vân Nam. Nhưng đầu năm [[1678]] Ngô Tam Quế vẫn cố xưng đế hiệu ở Hành Dương, đặt quốc hiệu là Chu. Chỉ 5 tháng sau Tam Quế già yếu mắc bệnh qua đời. Cháu Tam Quế là [[Ngô Thế Phan]] kế vị.
 
Năm [[1680]], Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được [[Côn Minh]]. Thế Phan bị dồn vào đường cùng, phải uống thuốc độc [[tự sát]]. Sang năm [[1681]], Khang Hi hoàn toàn dẹp được Vân Nam, chấm dứt loạn Tam phiên.